Mới đây, trên mạng xã hội, đoạn video chia sẻ cách chữa đau đầu của thầy giáo nổi tiếng Davo's Lingo thu về cả triệu view. Có thể thấy, đau đầu là căn bệnh không của riêng ai. Nhiều bình luận xác nhận sau khi áp dụng đúng cách chữa của thầy, tình trạng đau đầu đã cải thiện đáng kể.
Theo thầy, mỗi vị trí trên đầu sẽ có cách điều trị riêng, cụ thể:
- Nếu đau trước đầu, cần ngủ nhiều hơn.
- Đau trên đỉnh đầu, cần ăn và uống nước nhiều hơn.
- Đau sau gáy là bị căng thẳng, cần tìm ra nguyên nhân căng thẳng và gọi cho bác sĩ.
- Đau vùng mặt là do bị viêm xoang, nên uống thuốc và tập thể dục nhiều hơn.
- Đau chặt quanh đầu, cần ngưng xem màn hình máy tính hay điện thoại, nên đi tắm nước nóng và nghỉ một chút.
- Đau tập trung ở vùng mắt, nên đi khám bác sĩ.
Quả nhiên là rất đơn giản và dễ thực hiện đúng không? Giờ thì đi vào chi tiết hơn nhé!
1. Đau đầu phía trước
Theo chuyên gia, việc thiếu ngủ có liên quan mật thiết đến chứng đau đầu. Điển hình là đau nhức ở vùng trán - khu vực phía trước đầu. Do đó, nếu bạn bỗng thấy đau ở phía trước đầu, rất có thể bạn đang thiếu ngủ trầm trọng.
Mỗi tối, bạn nên ngủ đủ từ 7 đến 9 giờ để cải thiện tình trạng đau đầu cũng như giúp cơ thể khoẻ mạnh nhé!
2. Đau trên đỉnh đầu
Khi bị đau đầu ở vị trí đỉnh đầu rất có thể là do não bộ không được cung cấp đầy đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả do thiếu nước.
Điều này khiến bạn ngoài đau ở vị trí đỉnh đầu, còn bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai đi kèm.
Khi rơi vào hoàn cảnh này hãy nhanh chóng uống một ly nước mát nhanh nhất có thể nhé!
3. Đau sau gáy
Đau đầu ở vị trí ngay sát gáy cũng giống như đau cổ. Đây là triệu chứng phổ biến do căng thẳng dai dẳng gây ra. Cơn đau có thể tập trung vào cổ, gáy khi căng thẳng và lo lắng chồng chất.
Tuy nhiên, tình trạng đau đầu ở vị trí sau gáy cũng có thể là do làm việc sai tư thế như cúi quá sát khi đọc sách, dùng điện thoại, máy tính, mang vác nặng trên cổ, vai, thói quen sinh hoạt chưa đúng như gối đầu quá cao, vận động cổ vai quá mức...
4. Đau ở phía trước vùng mặt
Đau vùng mặt là do bị viêm xoang. Trong trường hợp này, bạn cần phải dùng thuốc để điều trị dứt điểm những cơn đau nhức.
Ngoài ra, càng đi thăm khám và dùng thuốc sớm thì càng chữa trị dứt điểm sớm được căn bệnh, tránh nguy cơ thành bệnh mãn tính.
5. Đau xung quanh đầu
Thực chất đây cũng là một kiểu đau đầu do căng thẳng mà chủ yếu là do xem điện thoại, ti vi, máy tính quá nhiều.
Cơ thể không tải hết nổi lượng thông tin dẫn đến tạo thành chiếc vòng ép chặt xung quanh đầu bạn gây nên cảm giác bí bách, khó chịu.
Lúc này hãy chuẩn bị 1 bồn tắm nước nóng và ngâm mình thư giãn. Như vậy tâm trạng và cơ thể sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
6. Đau đầu tập trung ở 2 mắt
Theo chuyên gia, đau đầu tập trung phía sau mắt thường là những cơn đau ngắn, không phổ biến như đau đầu do căng thẳng.
Những cơn đau này có thể kéo dài 15 - 60 phút. Chúng được mô tả là cảm giác đau nhức nhối hoặc đau xuyên thấu thường nằm ở phía sau mắt.
Thông thường, tình trạng không kéo dài quá 3 ngày sau khi nghỉ ngơi, thư giãn, không dùng thiết bị điện tử.
Nếu không khá hơn, tốt nhất bạn nên đi khám vì vùng mắt rất nhạy cảm, cần phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
7. Đau một bên đầu - Đau nửa đầu
Chuyên gia nhận định, ngay khi dấu hiệu đầu tiên của chứng đau nửa đầu xuất hiện, hãy nghỉ ngơi và tránh xa bất cứ việc gì bạn đang làm nếu có thể.
Bạn nên tắt đèn vì chứng đau nửa đầu thường làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Thư giãn trong một căn phòng tối và yên tĩnh. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể chườm nóng hoặc lạnh lên đầu hoặc cổ. Chườm đá có tác dụng làm tê, có thể làm giảm cảm giác đau. Chườm nóng và đệm sưởi có thể giúp thư giãn các cơ đang bị căng thẳng. Tắm nước ấm có thể có tác dụng tương tự.
Thực tế, nghe theo các lời khuyên, làm theo các hướng dẫn trên MXH đều chỉ mang tính chất "tham khảo" tương đối. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết lắng nghe cơ thể mình và đừng ngại tìm tới bác sỹ ngay khi cảm thấy có gì đó không ổn nhé?!