Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Peter Light tại Viện Tiểu đường Alberta thuộc Đại học Alberta (Canada) đã kiểm tra tác động của ánh sáng mặt trời lên các tế bào mỡ dưới da, hoặc các tế bào mỡ trắng ngay dưới da.
Ông Light và nhóm nghiên cứu đã khám phá ra mô mỡ dưới da (scWAT) là "kho chất béo chính ở con người và là một nơi trung tâm trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể”.
Chất béo trắng được biết đến như là loại chất béo "xấu" vì nó chứa calo và được đốt cháy để cung cấp năng lượng. Nếu rối loạn chức năng, loại chất béo này có thể gây ra rối loạn tim mạch như béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Vì thế, trong nỗ lực giúp đỡ những người bị tiểu đường loại 1, ông Light và các đồng nghiệp tạo ra các tế bào chất béo trắng để sản xuất insulin khi tiếp xúc với ánh sáng.
Tình cờ, họ phát hiện ra rằng các tế bào scWAT có xu hướng co lại dưới ảnh hưởng của ánh sáng màu xanh gọi là ánh sáng mặt trời - tức là loại ánh sáng nhìn thấy làm tăng sự chú ý và tâm trạng trong suốt cả ngày.
Để kiểm tra thêm khám phá của họ, các nhà khoa học lấy mẫu scWAT từ những bệnh nhân trải qua phẫu thuật giảm cân và kiểm tra ảnh hưởng của ánh sáng màu xanh của mặt trời lên các tế bào mỡ.
Thật bất ngờ, các nhà khoa học đã tìm thấy rằng khi bước sóng ánh sáng màu xanh của ánh sáng mặt trời - ánh sáng chúng ta nhìn thấy bằng mắt - xâm nhập vào da và tiếp cận các tế bào mỡ bên dưới, các giọt lipid làm giảm kích cỡ mỡ và được giải phóng ra khỏi tế bào. Nói cách khác, các tế bào của chúng ta không lưu trữ nhiều chất béo khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Kết quả điều tra mang tính đột phá này được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Theo Thanh Niên