Bài thuốc từ ớt giúp chữa khỏi ho, đau bụng, mụn nhọt

Nguyễn Như Quỳnh
Trong y học cổ truyền, ớt là bài thuốc hay chữa được rất nhiều chứng bệnh mà ít người ngờ tới.

1. Chữa ho

Người bị ho có đờm khi bị cảm lạnh dùng lá ớt  tươi ngậm sẽ giúp tiêu đờm giải cảm lạnh.

Người nói nhiều, nói to bị khản tiếng dùng khoảng 30g lá ớt sắc uống hoặc ngậm nuốt sẽ dứt được bệnh.

2. Chữa vảy nến

Kết hợp lá ớt với một số vị thuốc khác như vỏ cây trà đồng, sắc đặc nước chia nhỏ trong ngày uống. Liều dùng từ 3- 5 tháng có tác dụng điều trị vảy nến.

3. Chữa mụn nhọt

Dùng 50g lá ớt, 50g bút na, 50g bồ công anh, một nhúm muối ăn. Các vị thuốc giã nát hoặc xay nhuyễn, rồi đắp vào chỗ mụn nhọt.

4. Chữa bệnh chàm

Lá ớt một nắm, mẻ chua vừa đủ đem giã nhuyễn 2 vị đắp vào chỗ bị chàm sau đó rửa sạch lại bằng nước muối.

Ngày đắp 1 lần, liều dùng 5 lần đắp sẽ khỏi vết chàm.

5. Chữa đau bụng

Hãy làm theo cách này để chữa đau bụng nhé. 

10g rễ ớt, 10g rễ chanh, 10 rễ quýt sắc uống.

6. Chữa đau lưng đau khớp

Ớt chín 15 quả, 3 lá đu đủ, 80g rễ ớt chỉ thiên. Giữa nhuyễn 1 nữa, nửa còn lại ngâm cồn sau đó trộn lẫn dùng để xoa bóp.

7. Chữa rắn rết cắn

30g lá ớt giã nát đắp vào vết rắn căn. Ngày đắp 1-2 lần cho tới khi hết đâu.

8. Chữa chậm tiêu hóa

Quả làm gia vì ăn hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa, tuy nhiên không nên ăn nhiều.

Lưu ý: Hạt ớt dễ gây bỏng da, viêm niêm mạc  ăn nhiều không tốt cho người dạ dày. Người có tạng nhiệt không nên dùng các loại ớt cay nhé.

Xuân Trường

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bài thuốc từ ớt giúp chữa khỏi ho, đau bụng, mụn nhọt tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.