Bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu như không biết bài thuốc trị mụn thịt này

Nguyễn Như Quỳnh
Mụn thịt được gọi là u tuyến mồ hôi. Chúng nổi trên bề mặt da như hạt gạo, lấm tấm, trồi lên bề mặt da.

Mụn thịt quanh mắt hay mụn thịt ở cổ khiến các nàng mất tự tin

1. Dùng giấm táo

Nguyên liệu: Giấm táo; bông cotton

Cách làm:

- Loại bỏ bụi bẩn vùng da bị mụn bằng nước ấm và giúp các nang lông giãn nở. 

- Tiếp theo, cho một lượng vừa đủ giấm táo ra miếng bông cotton rồi thoa đều lên vùng da bị mụn.

- Sau 15 phút để các tinh chất thấm sâu vào các tế bào rồi rửa sạch lại với nước.

Áp dụng công thức này 2-3 lần/ngày, sau 10 ngày, những đốm mụn thịt đáng ghét sẽ bị loại bỏ tận gốc.

2. Lá tía tô

Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô; chày/cối giã.

Cách làm:

- Nhặt bỏ lá già, úa, rửa sạch rồi cho vào cối giã nát.

- Đắp lá tía tô lên các nốt mụn, giữ nguyên trong 30 phút hoặc để qua đêm. Sau đó, rửa lại với nước.

Áp dụng công thức này 2-3 lần/tuần bạn sẽ thấy mụn thịt không cánh mà bay sau 2 tuần.

3. Tỏi

Nguyên liệu: 1 nhánh tỏi, 1 thìa cà phê mật ong.

Cách làm:

- Bóc sạch vỏ, cho vào cối giã nát.

- Thêm vào 1 chút mật ong để làm giảm tính nóng cay, đồng thời đẩy nhanh tác dụng trị mụn.

- Nhúng khăn vào nước ấm, lau đều lên vùng da có mụn.

- Tiếp theo, dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp và bôi lên. Sau 20 phút thì rửa lại với nước thường.

Áp dụng công thức này 2-3 lần/tuần mụn thịt sẽ thuyên giảm sau 2 tuần.

Các nàng nhớ áp dụng nha!

Khải Nguyên

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn sẽ tiếc hùi hụi nếu như không biết bài thuốc trị mụn thịt này tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.