Sốt xuất huyết có lây qua tiếp xúc trực tiếp không?
Rất nhiều bạn có tâm lý băn khoăn, lo ngại khi tiếp xúc với bạn bè, người thân bị sốt xuất huyết. Nhưng các ấy đừng quá lo lắng, hãy xem chuyên gia nói gì về điều nhé.
Theo ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh không làm lây bệnh đâu nhé. Thủ phạm lây truyền và có thể tạo thành dịch bệnh là muỗi Aedes.
Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, đối tượng nào cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết, không kể người già, trẻ nhỏ hay thanh thiếu niên. Thậm chí, ấy nào từng bị mắc bệnh vẫn có thể mắc lại thậm chí còn nặng hơn lần trước nữa đó nhé.
Bởi hiện lưu hành 4 tuýp virus sốt xuất huyết. Nên một người đã nhiễm với chủng virut nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với các chủng còn lại. Do vậy, mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết tới 4 lần trong cuộc đời bởi các tuýp virus Dengue còn lại đó.
Nhận dạng loại muỗi gây sốt xuất huyết
Như đã nói ở trê, thủ phạm gây bệnh là muỗi Aedes, vậy đây là loại muỗi như thế nào ?
Muỗi gây sốt xuất huyết (Aedes) hay được gọi là muỗi văn, là muỗi màu đen, thân và chân có những đốm trắng.
Muỗi đốt người bị nhiễm virus mang mầm bệnh theo cơ chế hút máu. Virus phát triển trong con muỗi khoảng một tuần rồi truyền lên tuyến nước bọt. Sau thời gian này, muỗi đốt có khả năng truyền bệnh cho người lành.
Điều đáng lo ngại hơn là, khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời. Vì vậy, chỉ một con mang mầm bệnh có thể truyền cho nhiều người. Đặc biệt, trứng của chúng có thể chịu được khô hạn hơn một năm và vẫn nở ra loăng quăng khi gặp nước. Thật đáng sợ phải không nào?
Loại muỗi truyền bệnh này thông thường chỉ bay trong vòng 80-100 m hoặc có thể bay xa hơn tùy theo độ nhẹ, thậm chí chúng có thể đi theo các phương tiện giao thông, máy bay tới các khu vực khác kèm theo nguy cơ truyền bệnh tại nơi đó.
Một điều các bác sĩ lưu ý, muỗi vằn chỉ đốt đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và trước hoàng hôn. Vì vậy, thói quen dùng màn vào ban đêm là chưa đủ đâu nha các ấy. Hãy chú ý giữ gìn cơ thể, đảm bảo muỗi tránh xa các ấy cả ngày.
Trâm Anh(t/h)