Cây thuốc bỏng còn có các tên trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ). Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam) Pers (Bryophyllium calycinum Salisb). Họ cây thuốc bỏng (Crassulaceae). Có tên “thuốc bỏng” vì cây được dùng phổ biến nhất làm thuốc đắp chữa bỏng.
Tên trường sinh và có nơi dùng tên sống đời, có lẽ vì có đặc điểm mép lá ra rễ thành cây khác ngay khi lá còn trên cây hoặc rơi xuống đất, xuống nước, nơi tường ẩm, tiếp tục sống mãi không ngừng. Cây mọc khắp nơi trên đất nước ta để làm cảnh và làm thuốc. Cây còn sống ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Thành phần hóa học có 3 nhóm hoạt chất:
- Các acid hữu cơ như: malic, citic, succinic, fumaric, pyruvic, axala acetic, oxalic, lactic…
- Các glycozit flavonoic như: glycozit A, glycozit B và quexetin glycozit C là kampfearol 3 -glycozit.
- Các hợp chất phenolic gồm: acid p.cumaric, syringic, cafeic, phydroxybenzoic.
Công dụng: cây thuốc bỏng thể hiện rõ tính chất tiêu viêm, kháng khuẩn. Cây thuốc bỏng là nguyên liệu tốt trong điều trị bệnh viêm dạ dày cực hiệu quả.
Cây thuốc bỏng trị bệnh đau dạ dày cực hiệu quả.
Củ su hào được biết đến là một loại rau cùng loại và được trồng cùng thời vụ với rau bắp cải (vào mùa đông ở miền bắc). Đây là loại cây thân thảo, rễ phát triển thành củ, có dạng tròn vụ, tròn dài (có khi đến 49 cm) hay tròn vụ bẹp. Vỏ ngoài trắng hay tim tím, nạc củ trắng, vị hơi ngọt hay không vị.
Su hào hiện được trồng phổ biến ở nhiều nơi, ở nước ta được trồng phổ biến nhất tại các tỉnh miền bắc vào khoảng tháng 10 - 12. Củ được thu hoạch khi còn non mang lá còn xanh, củ còn mềm vì khi già củ hóa xơ (do các bó mạch hóa gỗ khá nhanh). Trong cuộc sống đời thường, củ su hào được dùng để làm rau ăn hàng ngày trong nhiều gia đình.
Theo lương y Phan Sỹ Thực (Hội Đông y Thái Nguyên), trong thành phần của củ su hào có chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, nước, các loại vitamin B6, vitamin C,... Các chất này không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả giúp thanh lọc máu và thận, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa,....
Bài thuốc trị đau dạ dày từ cây thuốc bỏng
Nguyên liệu:
30g củ su hào và 30g cây thuốc bỏng.
Cách dùng:
Đem su hào và thuốc bỏng xay nhuyễn, gạn lấy phần nước cốt trộn vào nhau để uống. Nếu không có thời gian để chế biến loại nước này bạn cũng có thể dùng su hào để chế biến các món ăn hàng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, su hào chứa nhóm hợp chất dithiolthion, có những tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa; và những indol có khả năng bảo vệ chống ung thư vú, ung thư ruột già, và sulfur có thêm hoạt tính kháng sinh và kháng siêu vi. Tất cả các bộ phận của củ su hào đều có tác dụng chữa bệnh. Vỏ củ có tác dụng hóa đàm. Củ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá và hột có tác dụng tiêu thực.
Theo Báo Phụ nữ