Chuyên gia nói về chứng biếng ăn ở trẻ em

Nguyễn Như Quỳnh
"Trẻ biếng ăn ngoài vấn đề có bệnh thật sự nhiều khi còn do tâm lí, là do bản năng khi trẻ sợ thức ăn lạ, sợ bị đầu độc nên phải phá bỏ tâm lí đó ở trẻ”.

Đó là chia sẻ của Ths, BS Lương Văn Chương (Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanhpon) về chứng biếng ăn ở trẻ em.

Ths. BS Lương Văn Chương khám bệnh cho trẻ.

Thieunien.vn xin đăng tải bài viết của Bs Chương về vấn đề này:

Chuyên gia chỉ ra, theo các nghiên cứu gần đây, biếng ăn có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau, dễ nhận thấy nhất là 5 biểu hiện sau:

Biểu hiện:

1. Bé ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài khoảng hơn 30 phút.

2. Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các bé cùng độ tuổi.

3. Trong bữa cơm bé không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn và tâm trạng không thoải mái.

4. Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy tiếng lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn thì có phản ứng buồn nôn hoặc khóc la bướng bỉnh.

5. Bé không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp. Cân nặng của bé nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn.

Bs. Chương chỉ ra 3 nguyên do chính dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ:

1. Nguyên nhân do bệnh:

Biếng ăn có thể do trẻ có một số bệnh tật như giun sán, tiêu chảy kéo dài, táo bón, nôn trớ, viêm họng, amidan, trào ngược dạ dày, đau răng, sâu răng...

Khi có bệnh trẻ không ăn được dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm hấp thu.

2. Nguyên nhân do tâm lý

Để dễ hiểu, Bs. Chương đưa ra câu chuyện mà trong một hội thảo một GS người Mỹ đã trình bày về 2 thí nghiệm để nghiên cứu về chứng biếng ăn.

Thí nghiệm 1:

Trên một hòn đảo người ta nuôi 2 con khỉ trong 2 chiếc lồng sắt riêng biệt. Hàng ngày họ cho con khỉ thứ nhất ăn 1 quả chuối và 1 đĩa giun đất, con khỉ thứ 2 thì chẳng có chuối mà chỉ có 1 đĩa giun đất.

Quan sát thấy ở lồng thứ nhất con khỉ chỉ ăn 1 quá chuối nó từ chối giun đất, quả chuối là thức ăn quen thuộc với loài khỉ còn giun đất là thức ăn lạ và rất đáng sợ. Ở lồng thứ 2 con khỉ còn lại cũng từ chối giun đất.

Sau 2 tuần nhịn đói họ thấy con khỉ thứ nhất vẫn cương quyết chờ 1 quả chuối và từ chối giun đất, trong khi con khỉ thứ 2 đã mon men thử với món giun đất không hề ngon tẹo nào. Trong lần đầu thử món giun, với nó cũng rất khủng khiếp, nó nôn ọe suốt... rồi nó từ bỏ. Vài ngày sau nó lại tiếp tục thử lại và nó thấy món giun đất không quá đáng sợ và nó đã ăn được một vài con giun. Sau khi ăn được giun nó thấy cơ thể nó dần hồi phục vì trong giun đất có rất nhiều đạm.

Một thời gian sau, con khỉ thứ 2 dần hồi phục và mạnh khỏe, còn con khỉ thứ nhất chỉ trông chờ vào một quả chuối nhưng vì quá ít dinh dưỡng nên nó dần suy mòn đến chết. 

Con khỉ thứ 2 đã sống sót khi chỉ có 1 đĩa giun một ngày do nó chấp nhận thức ăn lạ, con khỉ thứ nhất đã chết khi chỉ ăn thức ăn quen và không chấp nhận thức ăn lạ.

Thí nghiệm thứ 2

Lần này thức ăn là những hạt đậu đỏ cho 2 con khỉ 2 đĩa và quan sát chúng ăn ngon lành. Sau vài ngày, họ vẫn cho 1 con một đĩa đậu đỏ còn con còn lại thì vẫn đĩa đậu đỏ đó nhưng đã nhuộm phẩm xanh. Con khỉ với đĩa đậu đỏ vẫn ăn ngon lành còn con có đĩa đậu bị nhuộm xanh thì từ chối không ăn. Giải thích vấn đề này là do tâm lí sợ bị dầu độc.

Sau khoảng vài tuần con khỉ đó cũng mon men thử món đậu đã nhuộm xanh và thấy không sao, nó dần dần chấp nhận những hạt đậu khác màu.

3. Trẻ biếng ăn do bị ép ăn

Do bố mẹ luôn muốn con lớn nhanh nên ép con cái ăn thật nhiều mà hệ tiêu hóa của trẻ không thể thích nghi dẫn tới trẻ nôn ọe, bụng chướng, đầy hơi, không hấp thu. 

Vậy không ép trẻ để bé sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

Vậy làm thế nào để trị chứng biếng ăn ở trẻ ?

Giải pháp trị chứng biếng ăn

Trẻ con biếng ăn ngoài vấn đề có bệnh thật sự thì nhiều khi còn do tâm lí, là do bản năng khi trẻ sợ thức ăn lạ, trẻ sợ bị đầu độc nên phải phá bỏ tâm lí đó ở trẻ.

-Giải pháp là khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm nên cho trẻ thử ít một để quen dần với thức ăn mới, đôi khi người lớn ăn gì nên cho trẻ chấm mút chút thức ăn lạ.

- Khi người lớn ăn nên cho trẻ ngồi cạnh để trẻ quan sát các thức ăn của người lớn để trẻ biết thức ăn đó ăn được không phải thuốc độc. Đôi khi chúng ta cho bé một chút thức ăn để trẻ có thể nghịch, có thể rơi vãi nhưng để trẻ tự khám phá.

- Các bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, nếu quá thời gian nên dừng lại.

- Nếu trẻ bị nôn hay bỏ bữa thì thôi không cố ăn lại, bữa sau trẻ sẽ ăn bù.

-Nếu trẻ vẫn biếng ăn nên đi khám lại để Bs khám xem có bệnh kết hợp hay không.

Biếng ăn của trẻ đôi khi khá nan giải cần sự kiên nhẫn và khoa học. Chúc các bé sẽ vượt qua chứng bệnh này!

Quỳnh Nguyên (ghi)

Chia sẻ từ Ths. BS Lương Văn Chương

Nguồn/ảnh: THUỐC CHO BÉ

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia nói về chứng biếng ăn ở trẻ em tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.