Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động.
WHO đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.
Kháng sinh là một loại thuốc sử dụng tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh vật nhưng hiện nay tình trạng kháng kháng sinh lại đang phố biến. Người bị bệnh cần phẫu thuật cũng không được bởi vì không có kháng sinh điều trị phòng bệnh nhiễm trùng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, một trong số đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi của nhiều người hiện nay.
Ngay bây giờ, hãy thay đổi thói quen khi chưa quá muộn. Trong các trường hợp ốm nhẹ, mọi người nên áp dụng các biện pháp dân gian để bệnh có thể khỏi mà không cần sử dụng kháng sinh.
Kháng kháng sinh đang ở mức báo động tại Việt Nam - chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
Mật ong thường được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như đau rát, ngứa họng, cắt đứt cơn ho… Dầu dừa là một chất có chứa acid lauric, do đó nó có thể hòa tan các lớp phủ lipid – lớp chất béo bao quanh bảo vệ virus trong cơ thể.
Việc kết hợp giữa mật ong và dầu dừa trong miếng dán trị ho sẽ phát huy tác dụng cực kỳ hiệu quả.
Các bước thực hiện miếng dán mật ong
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Bột mỳ
- Dầu dừa nguyên chất
- Dầu ăn
- Khăn ăn sạch
- Băng y tế
Cách làm:
Trộn đều hỗn hợp bột mỳ và mật ong và dầu ăn cho đến khi chúng quyện vào nhau thành một dạng bột sệt. Đặt hỗn hợp này lên một chiếc khăn nhỏ sau đó phủ lên một lớp gạc y tế. Dùng hỗ hợp này đặt lên ngực sau đó dùng băng keo y tế dán cố định lại.
Miếng dán này chỉ áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi
Chú ý vị trí dán trên ngực sao cho phổi phải là nơi tiếp xúc nhiều nhất với miếng dán. Để phát huy hiệu quả tốt nhất là nên dán vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Chú ý: Bài thuốc này chỉ áp dụng đối với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Mỗi lần chỉ lưu lại miếng dán tối đa là 3 tiếng trên ngực người bệnh.
Theo Báo Đời sống Việt Nam