Viêm tai giữa là một nhiễm trùng hay viêm của vùng tai giữa.
Sự viêm này thường khởi đầu khi các bệnh nhiễm trùng gây ra viêm họng, cảm lạnh hoặc các bệnh liên quan đến vùng hô hấp và hít thở khác liên quan đến vùng tai giữa. Viêm tai giữa ở trẻ em thường là viêm cấp do nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch trong hòm tai mà thành.
Hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.
Biểu hiện
- Teen sốt cao 38-40 độ , chảy nước mũi, ho đau họng.
- Đau tai, nuốt đau lên tai, ù tai, kém nghe.
- Giảm thính giác, khó nghe. Khi tiến hành đo nhĩ lượng, có thể xác định được mức độ tắc vòi tai, mức mủ trong tai giữa. Nếu trẻ không nghe được âm thanh nhỏ, trẻ nói to hoặc bật nhạc to, thường hay mất tập trung trên lớp là những dấu hiệu mà pama cần chú ý.
- Soi hốc mũi có thể thấy niêm mạc mũi sưng nề, đỏ, tăng tiết dịch, có thể thấy dịch mủ viêm, mủ trong hốc mũi, vòm họng, loa, vòi tai.
- Soi màng nhĩ ở giai đoạn sớm của bệnh viêm tai sẽ thấy màng nhĩ căng sung huyết, đỏ rực muộn hơn sẽ thấy màng nhĩ căng phồng, đỏ sẫm.
Viêm tai giữa gây đau tai cho trẻ.
Cách điều trị
Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.
Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau.
+Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
+ Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.
+ Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này cần điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ.
Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau:
+ Giai đoạn sung huyết chủ yếu dùng thuốc giảm đau
+ Giai đoạn ứ mủ phải trích rạch hoặc giai đoạn vỡ mủ dùng nhóm thuốc chữa viêm tai phải an toàn với tai thủng như ciplox tránh sử dụng những thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh nhóm aminosid. Tuy nhiên, việc điều trị phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
QQsan