"Huyền thoại" Thể Công

TNTP Chủ Nhật
Những cầu thủ mặc áo lính là một phần ký ức không thể nào quên trong lòng nhiều thế hệ người hâm mộ bóng đá nước nhà. Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), báo Thiếu niên Chủ Nhật mời các bạn lên chuyến tàu du hành về quá khứ để tìm hiểu về lịch sử của đội bóng giàu truyền thống Thể Công.

Mốc son thời gian

Vào ngày 23/9/1954, theo chỉ định của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khi ấy, Đoàn Công tác Thể dục Thể thao Quân đội được thành lập, đánh dấu sự ra đời của câu lạc bộ (CLB) Thể Công, viết tắt của “Thể dục thể thao công tác đội”. Thế hệ vận động viên đầu tiên gồm 23 cán bộ chiến sĩ của Trường Sĩ quan Lục quân I, được chia làm 3 đội: bóng đá, bóng rổ và bóng chuyền.

Những cầu thủ đầu tiên của Thể Công
Những cầu thủ đầu tiên của Thể Công

CLB bóng đá Thể Công đã góp phần đặt nền móng cho nền bóng đá nước nhà và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ cầu thủ sau này.

Danh thủ Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn)
tung hoành trên sân cỏ thập niên 70.
Dù chỉ cao 1,6 mét và nặng 45kg
nhưng ông được những người hâm mộ Thể
Công gọi là huyền thoại bởi tài năng xuất
chúng. Những pha đi bóng lắt léo và sút
bóng bằng kèo trái siêu đẳng xứng đáng
đưa vào giáo trình dạy bóng đá. Biệt danh
của ông do đồng đội đặt cho, “Đẻn” là tên
một loài rắn biển cực nhanh và mạnh.
Danh thủ Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn) tung hoành trên sân cỏ thập niên 70. Dù chỉ cao 1,6 mét và nặng 45kg nhưng ông được những người hâm mộ Thể Công gọi là huyền thoại bởi tài năng xuất chúng. Những pha đi bóng lắt léo và sút bóng bằng kèo trái siêu đẳng xứng đáng đưa vào giáo trình dạy bóng đá. Biệt danh của ông do đồng đội đặt cho, “Đẻn” là tên một loài rắn biển cực nhanh và mạnh.

Bảng vàng thành tích

Suốt hơn nửa thế kỷ, Thể Công là một tượng đài của bóng đá Việt Nam. Đội bóng là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đóng góp nhiều cầu thủ chất lượng cho đội tuyển quốc gia. Hai tiếng “Thể Công” đã khắc sâu vào tâm khảm hàng triệu người hâm mộ cả nước.

Các cầu thủ Thể Công chiếm hơn nửa đội hình
đội tuyển Việt Nam giành huy chương Bạc
tại Giải vô địch Đông Nam Á - Tiger Cup 1998
Các cầu thủ Thể Công chiếm hơn nửa đội hình đội tuyển Việt Nam giành huy chương Bạc tại Giải vô địch Đông Nam Á - Tiger Cup 1998

Thể Công cũng là một trong những đội bóng giàu truyền thống nhất Việt Nam. CLB đã 5 lần đoạt chức vô địch quốc gia vào các mùa giải 1981-1982, 1982-1983, 1987, 1990, 1998. Năm 1999, đội đã giành Siêu cup Việt Nam. Nếu tính từ năm 1955, tổng số chức vô địch miền Bắc và quốc gia của đội là 19.

Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn (Công
chúa). Vì gia đình có tiệm áo cưới, khi còn
nhỏ, chú từng mặc thử váy cô dâu nên biệt
danh “Sơn công chúa” ra đời từ đó. Nhắc đến
tiền vệ tài hoa Nguyễn Hồng Sơn là gợi nhớ
đến những pha đi bóng cực dẻo, động tác rê
dắt uyển chuyển, mềm mại. Chú Hồng Sơn
cũng là nhân tố chủ chốt cho những thành
công của đội tuyển Việt Nam cuối thập niên
90, đầu những năm 2000.
Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn (Công chúa). Vì gia đình có tiệm áo cưới, khi còn nhỏ, chú từng mặc thử váy cô dâu nên biệt danh “Sơn công chúa” ra đời từ đó. Nhắc đến tiền vệ tài hoa Nguyễn Hồng Sơn là gợi nhớ đến những pha đi bóng cực dẻo, động tác rê dắt uyển chuyển, mềm mại. Chú Hồng Sơn cũng là nhân tố chủ chốt cho những thành công của đội tuyển Việt Nam cuối thập niên 90, đầu những năm 2000.

Những danh thủ huyền thoại

Hình ảnh những cầu thủ Thể Công chạy trên sân cỏ như những “cơn lốc màu đỏ”, sẵn sàng cuốn phăng mọi đối thủ. CLB gần như không có đối thủ trong suốt thời gian dài. Những người đặt nền móng đầu tiên cho Thể Công là các bậc tiền bối: Ngô Xuân Quýnh, Nguyễn Văn Bưởi… Thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, những cái tên như: Nguyễn Thế Anh (biệt danh Ba Đẻn), Nguyễn Cao Cường, Phan Văn Mỵ, Vương Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Giáp, Vũ Mạnh Hải, Trần Văn Khánh… đã làm say mê hàng triệu trái tim.

Năm 2023, tên gọi “Thể Công”
đã chính thức trở lại với người hâm mộ
Năm 2023, tên gọi “Thể Công” đã chính thức trở lại với người hâm mộ

Thể Công của những năm 1990, 2000 là thế hệ vàng của những cầu thủ: Nguyễn Hồng Sơn, Đỗ Mạnh Dũng, Triệu Quang Hà, Trương Việt Hoàng, Nguyễn Đức Thắng, Đặng Phương Nam… từng làm nức lòng bao cổ động viên.

"Cơn lốc đỏ" trở lại

Trải qua nhiều thăng trầm, có những thời điểm cái tên Thể Công không còn xuất hiện trên bản đồ bóng đá Việt Nam. Nhưng những cầu thủ mặc áo lính vẫn tung hoành trên sân cỏ. Hậu duệ của Thể Công chính là CLB bóng đá Viettel - lứa kế cận của các thế hệ cha anh đi trước.

Thế hệ các cầu thủ trẻ Thể Công-Viettel hôm nay
Thế hệ các cầu thủ trẻ Thể Công-Viettel hôm nay

Cuối năm 2023, Bộ Quốc phòng đã quyết định đổi tên CLB Viettel thành CLB Thể Công-Viettel. Tên gọi “huyền thoại” Thể Công chính thức trở lại.

Một lần nữa, Thể Công - cái tên chứa đựng truyền thống, vinh quang, niềm tự hào, tình cảm yêu mến của biết bao thế hệ lại được hô vang trên các khán đài vào những ngày cuối tuần sôi động.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Huyền thoại" Thể Công tại chuyên mục Bóng Đá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Bóng Đá khác

Ngược dòng kịch tính, Chelsea áp sát ngôi đầu của Liverpool

Nhập cuộc không tốt và bị Tottenham dẫn trước 2 bàn chóng vánh nhưng với bản lĩnh của mình, Chelsea đã lội ngược dòng giành chiến thắng 4-3. Cuộc đua vô địch trở nên nóng hơn vì The Blues đã thu hẹp khoảng cách với Liverpool xuống còn 4 điểm.