Khi nào Paracetamol trở thành chất độc giết người?

Nguyễn Như Quỳnh
Paracetamol là loại thuốc được dùng để hạ sốt, giảm đau, có thể dễ dàng mua mà không cần đơn của bác sĩ.

Thông tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 12/9, một bệnh nhân sinh năm 1995 ở Sơn La đã tử vong sau khi uống 19 viên paracetamol để hạ sốt chỉ trong 2 ngày. Bệnh nhân nhập viện vào ngày 6/9 trong tình trạng hôn mê, suy gan, viêm gan. 

Paracetamol cũng là thành phần có trong nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt.

Để tránh tình huống này, người bệnh cần phải tuân thủ đúng liều lượng khi sử dụng paracetamol. Cụ thể, người lớn dùng 4 viên/ngày (paracetamol 500 mg), cách 6 tiếng uống một lần, không được uống khi đói. Theo TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, Hà Nội, paracetamol là loại thành phần thông dụng trong nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Thuốc có thể mua ở bất cứ tiệm thuốc nào mà không cần đơn của bác sĩ. Vì vậy, nguy cơ ngộ độc thuốc là rất cao nếu dùng sai cách.

Paracetamol là thuốc lành tính chuyển hóa qua gan, nếu uống với liều lượng đúng sẽ không gây độc vì cơ thể có chất dự trữ để khử độc tố. Khi uống quá liều, paracetamol sẽ chuyển hóa thành chất độc phá hủy tế bào gan dẫn đến viêm gan nhiễm độc.

Vì vậy, bác sĩ Dũng lưu ý bệnh nhân nghiện rượu, có tiền sử viêm gan, suy dinh dưỡng khi dùng paracetamol sẽ có nguy cơ ngộ độc. Nhóm đối tượng này thường không có chất dự trữ để khử độc của paracetamol hoặc có nhưng rất ít. Vì vậy, khi dùng thuốc, họ cần được bác sĩ tư vấn. 

Trong trường hợp sốt cao, người bệnh có thể cân nhắc dùng kết hợp paracetamol với thuốc hạ sốt khác hoặc hỗ trợ bằng các biện pháp hạ nhiệt vật lý (chườm). Đặc biệt, bệnh nhân cần uống đủ nước bù điện giải, mặc quần áo thoáng mát để cơ thể dễ thoát nhiệt. Tuyệt đối không được tăng liều sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Theo Zing.vn

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khi nào Paracetamol trở thành chất độc giết người? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.