Khoảnh khắc tuyệt đẹp trên đỉnh núi tuyết 7.500 m

PV
'Nhật chiếu kim sơn' là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.

Đỉnh Cống Ca là một trong những danh lam thắng cảnh hút khách hàng đầu ở Trung Quốc, nổi tiếng với khoảnh khắc "nhật chiếu kim sơn" mà bao người mong muốn được một lần trải nghiệm trong đời.

"Nhật chiếu kim sơn" mô tả thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn trên đỉnh Cống Ca, khi những tia nắng chiếu vào ngọn núi phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ, tạo thành cảnh quan thiên nhiên tráng lệ.

Theo cổng thông tin Baike của Trung Quốc, núi Cống Ca còn gọi là Minya Konka, nằm trong dãy Đại Tuyết Sơn ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam nước này.

“Cống” trong tiếng Tạng có nghĩa là băng và tuyết; trong khi “Ca” có nghĩa là màu trắng. Núi Cống Ca có nghĩa là “ngọn núi tuyết trắng”. Đỉnh chính của núi cao 7.556 m so với mặt nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất Tứ Xuyên và được mệnh danh là “Vua núi Thục”.

Khoảnh khắc "nhật chiếu kim sơn" in bóng trên mặt sông băng ở núi Cống Ca.
Khoảnh khắc "nhật chiếu kim sơn" in bóng trên mặt sông băng ở núi Cống Ca.

Theo NetEase, núi Cống Ca có môi trường địa lý độc đáo, với rừng rậm và đồng cỏ tạo nên một dải thẳng đứng phân tầng rõ rệt. Trên cao, dưới tác động của quá trình đóng băng lâu dài tạo nên những đỉnh núi nhọn và góc cạnh, bao quanh là các vách đá nghiêng 60 đến 70 độ, đặt ra nhiều thách thức cho người leo núi.

Dưới chân núi có 159 sông băng hiện đại, có diện tích hơn 390 km2, là một trong những khu vực phát triển sông băng biển sớm nhất trên thế giới. Các dòng sông băng nổi tiếng có thể kể đến như Hải Loa Câu , Ba Vượng, Yến Tử Câu và Ma Tử Câu. Ngoài ra còn có các hồ cao nguyên như Mộc Các Trách, Ngũ Tu Hải và Ba Vượng Hải, cùng các suối nước nóng như Khang Định Nhị Đạo Kiều.

Núi Cống Ca có môi trường địa lý độc đáo, là khu thắng cảnh cấp quốc gia nổi tiếng của Trung Quốc.
Núi Cống Ca có môi trường địa lý độc đáo, là khu thắng cảnh cấp quốc gia nổi tiếng của Trung Quốc.

Núi Cống Ca là một trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, với tổng diện tích khu thắng cảnh lên tới 10.000 km2.

Trong khu vực có các ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng như chùa Cống Ca và chùa Tháp Công. Du khách có thể trải nghiệm các phong tục dân tộc đầy màu sắc của người Tây Tạng, người Yis,…

(nguồn: VTC)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Khoảnh khắc tuyệt đẹp trên đỉnh núi tuyết 7.500 m tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Meta chi 10 tỷ USD cho hệ thống cáp quang toàn cầu

Meta đang triển khai kế hoạch xây dựng các tuyến cáp quang dưới biển nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ từ lượng người dùng toàn cầu. Đồng thời, công ty muốn giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, tạo thế chủ động trong việc mở rộng hạ tầng kỹ thuật số.

Khám phá thế giới vệ tinh hiện đại

Vệ tinh giống như những nhà du hành vũ trụ đi vòng quanh Trái đất. Chúng giống như những con mắt điện tử trên bầu trời, giúp chúng ta tìm hiểu về Trái đất và vũ trụ bao la. Các vệ tinh hiện đại được trang bị công nghệ tối tân cho phép chúng ta liên lạc, điều hướng, nghiên cứu thời tiết và tìm hiểu về không gian. Hãy cùng khám phá một số sự thật thú vị về những “người bạn” đa năng này nhé!

Đại dương rộng đến mức nào?

Khi đi biển, có bao giờ bạn phóng tầm mắt ra xa và tự hỏi: Đại dương rộng lớn đến mức nào không? Có thể nó còn “siêu to khổng lồ” hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn đấy.

"Siêu năng lực" của cá heo

Không chỉ thông minh và đáng yêu, cá heo còn sở hữu những “siêu năng lực” vô cùng lợi hại, giúp chúng “tung hoành ngang dọc” trên khắp các đại dương.