Lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng lành mạnh cho bạn nhỏ trong ngày Tết

Thúy Quỳnh
Để đảm bảo cho các bạn nhỏ có sức khỏe thật tốt cho những ngày trong và sau vì hầu hết các bạn nhỏ đều có tâm lý rằng, có được ăn thỏa thích bánh kẹo. Vậy các bậc phụ huynh phải sáng suốt, chọn lựa và hướng dẫn trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh.

Để bánh kẹo khuất tầm mắt của các bạn nhỏ

Cách tốt nhất để các bạn nhỏ hạn chế để ăn kẹo là không dự trữ nhiều bánh kẹo và nước ngọt trong nhà, hoặc mẹ hãy để góc khuất tầm mắt của các bạn nhỏ.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên giảm các loại bánh mứt để thay bằng rau câu trái cây ít đường hoặc các loại hạt như hướng dương, hạt dẻ, hạt bí, hạt đậu sấy… để giảm lượng đường đưa vào cơ thể.

Giới hạn số lượng

Tất nhiên, bạn không thể cấm các bạn ăn bánh kẹo trong ngày Tết nhưng các bậc phụ huynh có thể hạn chế số lượng. Cũng không nên cho bạn nhỏ ăn bánh kẹo gần bữa ăn chính bởi trẻ sẽ không thể ăn được cơm vì quá no.

Đối với những bạn bị thừa cân, béo phì, hãy hạn chế bánh kẹo và cho các bạn ăn nhiều loại trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, cam…

Bổ sung nhiều rau xanh

Hầu như các loại thực phẩm trong ngày Tết như bánh chưng, giò chả, thịt đông đều có tính nóng. Để cân bằng tính nóng trong đó, các bậc phụ huynh có thể bổ sung nhiều rau xanh và trái cây cho con và giảm bớt lượng thịt trong bữa ăn chính.

Hạn chế đồ uống có ga

Ngày bình thường đồ uống có ga đã không tốt vì quá nhiều đường và ngày Tết lại càng nguy hiểm hơn. Nó sẽ làm hao hụt điện giải và mất năng lượng. Vì vậy mà các bậc phụ huynh nên cho các bạn nhỏ uống nhiều nước, các loại nước lọc và trái cây để bù lại lượng nước và năng lượng đã mất đi trong quá trình di chuyển, đùa nghịch nhiều.

Phối hợp đồ ăn hợp lý

Nên dùng kèm các loại đồ ăn chứa nhiều chất đạm, protein và chất béo với các loại đồ ăn chứa nhiều vitamin, chất xơ.

Không nên dùng chung các loại đồ ăn có tính 'kỵ' nhau, tránh gây đầy bụng, khó tiêu hoặc ngộ độc… Một số loại thức ăn nên ăn kèm với nhau như thịt kho tàu nên ăn cùng dưa chua, Thịt chân giò nên nấu cùng măng khô, các loại hải sản nên nấu cùng các loại gia vị có tính nóng như gừng, tiêu…

Chú ý ăn uống điều độ

Để cân bằng bữa ăn ngày Tết, bạn nên chú ý ăn uống điều độ, ăn đủ 3 bữa chính hàng ngày. Không nên bỏ bữa. Nếu ăn quá nhiều bữa trong ngày, bạn nên ăn hạn chế, chia nhỏ bữa ăn.

Đặc biệt hạn chế ăn nhiều loại bánh mứt kẹo, nước ngọt, rượu bia vì những chất này làm cơ thể ít hấp thụ chất dinh dưỡng, dễ gây đầy bụng, chán ăn, khó tiêu.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng người

Với những người mắc các bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường hay dạ dày, người già, trẻ nhỏ, nên chú ý ăn uống điều độ, có khẩu ăn hợp lý. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gút hoặc có tiền sử bệnh, tránh dùng những thực phẩm chứa nhiều gia vị, có hàm lượng chất đạm, chất béo cao.

Minh Phương (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng lành mạnh cho bạn nhỏ trong ngày Tết tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.