Viêm niêm mạc miệng (loét miệng) do điều trị hóa chất là tình trạng viêm loét lớp niêm mạc che phủ miệng và môi. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện 5 đến 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị hoá chất và kéo dài vài tuần.
Tại sao điều trị hóa chất có thể dẫn tới viêm loét niêm mạc miệng?
Điều trị hóa chất giúp tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh như tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào niêm mạc miệng cũng thuộc loại phát triển nhanh, vì vậy một số dạng hóa trị có thể gây hại cho các tế bào này.
Các yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm niêm mạc miệng sau hóa trị
Teen dễ bị viêm niêm mạc miệng sau hóa trị hơn người lớn. Một số yếu tố sau có thể góp phần làm tăng nguy cơ bệnh:
+ Vệ sinh răng miệng kém
+ Mất nước
+ Suy dinh dưỡng
+ Các bệnh mạn tính khác
Các biểu hiện của viêm loét niêm mạc miệng sau hóa trị
Tình trang viêm loét có thể xuất hiện ở bất kỳ mô mềm nào trên môi hay trong miệng, bao gồm lợi, lưỡi, vòm họng và sàn họng. Chúng cũng có thể lan tới thực quản, đường ống dẫn thức ăn từ miệng tới dạ dày.
+ Niêm mạc miệng đỏ, bóng, sưng tấy, kích thích.
+Có thể có các vết loét, ban đầu biểu hiện bằng vết đỏ, sau đó sưng tấy phồng rộp thành các mụn nước. Tiếp theo, mụn nước vỡ ra rồi hình thành giả mạc màu trắng hay vàng che phủ vết loét.
+ Cảm thấy đau, gặp khó khăn trong ăn uống và nói.
+ Miệng có cảm giác khô, nóng nhẹ, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
+ Tăng tiết chất nhầy vùng miệng.
+ Có thể có chảy máu ở miệng.
Chăm sóc và điều trị khi trẻ có tổn thương niêm mạc miệng
+ Hướng dẫn các bạn ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh gây thêm tổn thươngcho niêm mạc miệng.
+ Súc miệng với dung dịch muối và Natricacbonat 1,4% khoảng 3-4 giờ một lần.
+ Vệ sinh khoang miệng sau ăn bằng bàn chải mềm và nước ấm. Nên ngâm bàn chải trong nước ấm trước khi dùng. Tránh các loại thuốc đánh răng cay và không mịn. Nếu việc đánh răng gây đau đớn cho teen thì dùng gạc mềm để vệ sinh răng miệng.
+ Bôi các loại kem có tác dụng giảm đau và sát trùng như kamistad hoặc các chế phẩm giảm đau tại chỗ khác.
+ Dùng thức ăn mềm, giàu protein (như thịt, cá, đậu … nấu chín kỹ hoặc ninh nhừ, xay nhuyễn), thức ăn giàu vitamin: rau, nước hoa quả (tránh loại vị chua như: nước ép dứa…).
+ Tránh ăn thức ăn cay, nhiều đường, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
+ Sử dụng các thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết.
+ Bổ sung dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch nếu khả năng ăn uống giảm sút nhiều.
Điều trị dự phòng
Trước khi điều trị hóa chất:
+ Cho bạn ý khám và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
+ Điều trị sâu răng, viêm lợi, nhổ răng nếu cần.
+ Tăng cường thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, hướng dẫn các bạn ý đánh răng đều đặn bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng không cay.
Trong thời gian điều trị hóa chất:
+ Ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn và uống nhiều nước. Tăng cường thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn.
+ Nhai kẹo cứng hoặc kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.
+ Theo dõi sát việc vệ sinh răng miệng, điều này giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng viêm niêm mạc miệng.
+ Không dùng nước súc miệng chứa cồn.
+ Dùng đèn pin kiểm tra miệng mỗi ngày. Tìm kiếm các dấu hiệu niêm mạc đỏ, sưng nề, kích thích và các vết loét.
+ Nếu teen được kê thuốc giảm đau, hãy uống thuốc trước khi ăn. Làm vậy có thể giúp các ấy ăn uống dễ dàng hơn đó.
Theo Tienphong