1. Tiếp tục cho trẻ uống thêm liều khi bị nôn ra
Tiến sĩ Wendy Sinnathamby, chuyên gia về khoa nhi và chuyên gia tư vấn tại Trung tâm trẻ em Raffles cho biết: luôn có nguy cơ bị quá liều nếu bạn làm việc này. "Nếu trẻ nôn ra chỉ một ít hoặc nôn sau khi dùng thuốc 10 phút, không nên cho uống thêm vì có thể gây quá liều."
Nếu nghi ngờ về liều lượng thuốc khi trẻ nôn ra trước thời gian 10 phút sau khi uống thì tốt nhất là dừng lại.
Thay vào đó hãy nghe lời khuyên của Tiến sĩ Sinnathamby: Đừng đặt viên thuốc ở phía trước và giữa lưỡi, những khu vực cảm nhận của vị giác. Dùng ống dẫn và đặt thuốc gần phía sau lưỡi. Hoặc có thể đưa thuốc vào phần sau của nướu răng và bên trong má. Điều này cho phép thuốc chảy xuống cổ họng một cách dễ dàng.
Phải làm gì khi bé không mở miệng? Theo Dawn Lim- bác sĩ nhi khoa tư vấn tại Kinder Clinic thuộc Trung tâm Y tế Paragon: Hãy bóp nhẹ mũi, sau đó nhanh chóng đưa ống dẫn thuốc vào miệng bé.
Không nên cho trẻ uống thêm liều trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ.
2. Ngừng cho uống kháng sinh khi trẻ bắt đầu khỏe hơn
Nhiều người thắc mắc, tại sao cứ bắt trẻ uống thêm khi chúng đã khỏe rồi? Điều này hoàn toàn sai.
"Các triệu chứng nhiễm trùng có thể tái phát hoặc xấu đi một vài ngày sau khi bạn ngừng kháng sinh. Bởi thời gian này, vi khuẩn có thể đã phát triển sức đề kháng với loại kháng sinh ban đầu, và trẻ lại phải uống những thuốc mạnh hơn" ?(theo Tiến sĩ Sinnathamby).
Việc cần làm là đảm bảo rằng các bạn ý hoàn thành toàn bộ liệu trình, uống hết đến giọt thuốc cuối cùng. Nếu trẻ ghét mùi vị, hãy thử trộn với mật ong, mứt hoặc sữa chua. Nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi pha trộn chúng với đồ ăn.
Dùng hết liệu trình kháng sinh mới có thể đảm bảo dứt bệnh cho trẻ.
3. Cho trẻ uống thuốc của anh chị lớn vì có cùng triệu chứng
Tiến sĩ Sinnathamby nói rằng liều lượng được kê toa cho con lớn có thể quá cao đối với đứa nhỏ. "Với trẻ sơ sinh, điều quan trọng là phải có liều lượng chính xác, tùy theo trọng lượng cơ thể của chúng. Vì vậy, nếu bé chỉ cần 1,5ml nhưng bạn cho uống 3ml, vậy là đã gấp đôi liều rồi,” Tiến sĩ Lim cảnh báo.
Pama nên: Đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Tiến sĩ Sinnathamby nói: Nếu tự dùng thuốc, bạn có thể bỏ sót những căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, trẻ nhỏ - đặc biệt là trẻ dưới 18 tháng tuổi - thường có các triệu chứng không rõ ràng khi chúng bị ốm. Trong nhóm tuổi này, các triệu chứng thông thường như sốt và nôn có thể báo hiệu bất cứ điều gì từ một nhiễm trùng đơn giản đến nhiễm trùng đường tiểu, viêm dạ dày ruột hoặc các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết (máu nhiễm độc).
Nếu dùng thuốc của trẻ lớn cho chúng, hãy chú ý đến các dấu hiệu quá liều thuốc như buồn nôn, nôn mửa, co rút dạ dày, tiêu chảy, chóng mặt, co giật, buồn ngủ, khó thở hoặc ảo giác. Mỗi đứa trẻ phản ứng khác nhau, tùy thuộc vào thời gian và lượng thuốc uống. Vậy nên hãy thực sự cẩn trọng.
Không nên chỉ dựa vào triệu chứng thông thường để tự ý cho trẻ uống thuốc.
Theo GiadinhVietNam/Theo Youngparents.com/Ảnh: 123rf.com