Phòng bệnh tay chân miệng thế nào?

Nguyễn Như Quỳnh
Mới đây, theo khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cả nước đã ghi nhận hơn 2.100 trường hợp mắc tay chân miệng ở 57 tỉnh và thành phố. Chính vì vậy, pama phải hết sức cảnh giác.

Teen mắc tay chân miệng không cần phải kiêng kỵ gió, nước, nên chú ý các món ăn giải nhiệt dễ làm.

Bệnh tay- chân-miệng hay còn gọi là mụn phỏng. Đông y gọi là bệnh lở loét do hỏa độc, thấp nhiệt. Bệnh này có đặc điểm thường phát ở tay-chân-miệng chứ không lan rộng ra cả cơ thể. Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện: Lưỡi cứng, miệng lở loét, đau đớn miệng khó ăn uống được do mụn lở loét trong miệng.

Tuy nhiên, tay-chân-miệng là bệnh lành tính nếu biết chăm sóc, ăn uống đúng cách sẽ nhanh khỏi bệnh.

Trong thời gian bị bệnh, teen nên ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như (cháo, súp), tránh thức ăn còn đang nóng nhé.

Cháo thanh nhiệt bổ dưỡng cho trẻ như: cháo đậu xanh thịt lợn nạc, cháo đậu xanh nấu với thịt tôm, cháo bí xanh thịt lợn… Các loại cháo này đều có tính thanh nhiệt giải nhiệt độc cho cơ thể.

Ngoài ra, teen nên ăn thêm các loại trái cây, nhất là các loại quả có nhiều vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không ăn những loại trái cây sinh nhiệt như: mít, dứa hoặc những trái cây tính lạnh như dưa hấu, dưa chuột dễ làm cho bệnh nặng hơn.

Dùng lá kinh giới sắc lấy nước để vệ sinh và tắm cho trẻ hàng ngày.

Một số bài thuốc điều trị: 

Bài thuốc điều trị tay-chân-miệng: cam thảo 10g,  xích thược 8g, cát cánh 8g, ngưu bàng tử 8g, liên kiều 6g, kinh giới 16g, kim ngân hoa 10g, lá tre 10g, bạch hà 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc dùng khi bị bội nhiễm (bệnh nặng): bạc hà 10g, cam thảo 10g, chi tử 10g, đương quy 12g, hoàng bá 10g, xuyên khung 12g, xạ can 8g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 12g, đẳng sâm 12g, thanh bì 10g, thiên hoa phấn 12g, xuyên tâm liên 10g, xích thược 10g.

Dương Bích Thúy

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phòng bệnh tay chân miệng thế nào? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.