"Sắc màu" Tết tây

Nhi Đồng
Ở các nước phương Tây, tết dương lịch (1/1) là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. trong dịp đặc biệt này, người dân sẽ ăn mừng bằng các hoạt động mang đặc trưng văn hóa của đất nước mình.Ở các nước phương Tây, tết dương lịch (1/1) là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. trong dịp đặc biệt này, người dân sẽ ăn mừng bằng các hoạt động mang đặc trưng văn hóa của đất nước mình.

Tục đón Tết của người Anh

Trước khi bước sang năm mới, người dân ở Anh sẽ mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà và mua thật nhiều thịt bởi họ quan niệm rằng, nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn và nghèo khổ. Một điều thú vị nữa ở “xứ sở sương mù” là mọi người mừng tuổi nhau bằng những cành tầm gửi với mong muốn về sự thịnh vượng suốt cả năm.

Rộn ràng đêm giao thừa tại Đức

Đêm Giao thừa tại nước Đức, mỗi gia đình thường bày lên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành. Các củ hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối. Theo người dân Đức, mỗi củ hành tượng trưng cho một tháng trong năm đã qua. Giao thừa, trẻ em mang theo kèn harmonica và phong cầm, tập hợp thành những nhóm nhạc náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm những lá cờ rực rỡ màu sắc, theo sau các “ban nhạc” kia, vui vẻ ca hát đón chào năm mới.

Giao thừa rực rỡ của nước Úc

Nước Úc là một trong những nơi đón năm mới sớm nhất thế giới. Tết ở Úc vô cùng sôi nổi và náo nhiệt. Vào khoảnh khắc Giao thừa, người dân Úc sẽ khuấy động không gian bằng tiếng huýt sáo, lục lạc, còi xe và tiếng chuông nhà thờ nhằm chào đón năm mới. Thời khắc Giao thừa vừa điểm cũng là lúc cầu cảng Sydney và nhà hát Opera bừng sáng trong những chùm pháo hoa rực rỡ.

Tiếng chuông chùa ở "xứ sở Mặt Trời mọc"

Trước đây, Nhật Bản cũng đón Tết Âm lịch như Việt Nam chúng ta, nhưng từ năm 1873, họ đã chuyển sang ăn Tết Dương lịch như các nước phương Tây. Mặc dù vậy, người dân Nhật Bản vẫn giữ lại những phong tục truyền thống của mình. Vào thời khắc Giao thừa, tất cả các ngôi chùa đều đồng loạt gióng lên 108 hồi chuông tượng trưng cho 108 điều con người cần giũ bỏ theo quan niệm của Phật giáo. “Đất nước Mặt Trời mọc” cũng là quốc gia có nhiều ngôi chùa lâu đời và vào dịp đầu năm, người dân Nhật Bản không thể bỏ qua việc đi lễ chùa để cầu may cho năm mới.

Ẩm thực năm mới của người Phần Lan

Đối với người dân Phần Lan, Tết là một ngày vô cùng quan trọng. Họ sẽ trang trí nhà cửa bằng ruy-băng đỏ, các cây nến đỏ. Bởi theo họ, màu đỏ là màu tượng trưng cho ánh sáng của sự thịnh vượng. Hầu hết các món trên bàn ăn trong ngày lễ của người Phần Lan là các món cá, ví dụ như cá hồi hun khói, cá trích nướng... Ngoài ra, bữa tiệc năm mới ở Phần Lan sẽ không trọn vẹn nếu thiếu món sa-lát củ cải với giấm và kem đấy nhé.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi Đồng. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Sắc màu" Tết tây tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Những tấm pin mặt trời rực rỡ sắc màu

Lấy cảm hứng từ đôi cánh xanh lấp lánh của bướm Morpho, các nhà khoa học Đức đã phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời vừa có màu sắc tươi vui vừa đảm bảo hiệu suất.

Về làng Vân xem Hội vật cầu nước

Vật cầu nước là lễ hội đặc sắc, gắn liền với lịch sử và truyền thống của làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đây là dịp để người dân tưởng nhớ những anh hùng dân tộc, đồng thời thể hiện niềm khao khát mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân trồng lúa nước.