Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

TPO
Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).

Chương trình nhằm tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên tham quan, tìm hiểu sâu hơn về cội nguồn để nhớ về "cái nôi" đặt đại bản doanh của tổ chức Đoàn thời kháng chiến.

Di tích trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong và báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng) là nơi ở, làm việc của cơ quan từ đầu năm 1953 đến tháng 8 năm 1954.

Anh Ma Văn Vũ - Bí thư Đoàn xã Minh Thanh cho biết, việc thực hiện số hóa các di tích lịch sử tại bia di tích cơ quan Trung ương Đoàn giúp người dân, du khách trong và ngoài tỉnh có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về các điểmdi tích lịch sử.

Đoàn xã Minh Thanh số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn
Đoàn xã Minh Thanh số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Anh Ma Văn Vũ cho biết, việc số hóa và gắn mã QR có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số. Tại đây, du khách và người dân vừa được nghe thuyết minh viên trực tiếp giới thiệu về điểm đến, vừa dễ dàng tìm hiểu những thông tin cần thiết về điểm di tích qua mã QR.

"Đặc biệt hơn cả, việc số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn giúp đoàn viên, thanh niên và người dân có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về nguồn gốc điểm di tích. Các bạn đoàn viên, thanh niên luôn được gợi nhắc, gợi nhớ về cội nguồn", anh Ma Văn Vũ nói.

Đoàn viên, thanh niên chụp ảnh tại di tích trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).
Đoàn viên, thanh niên chụp ảnh tại di tích trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).

Theo Bí thư Đoàn xã Minh Thanh, việc số hóa di tích lịch sử cũng là một trong những hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Tại đây, di tích đã ghi dấu tình đoàn kết, giúp đỡ giữa cơ quan Trung ương Đoàn và Nhân dân địa phương. Nhiều phong trào do Trung ương Đoàn tổ chức đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân địa phương và ngược lại, đồng bào một lòng đoàn kết giúp đỡ, bảo vệ cơ quan trong mọi hoàn cảnh.

"Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh cộng đồng để vượt qua gian khổ hy sinh, đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Với ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng của di tích, đây là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, cũng là nơi phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về lịch sử kháng chiến của dân tộc và là nơi phục vụ khách tham quan, học tập về lịch sử Trung ương Đoàn", anh Ma Văn Vũ chia sẻ.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Giới thiệu ẩm thực quê hương

Với mong muốn quảng bá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thầy Phan Vũ Nguyên cùng nhóm học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên- Muối Amrêč”

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.