Thiên thạch 2024 YR4 có thể va chạm Trái Đất vào năm 2032

Ngọc Nguyễn
Các cơ quan vũ trụ quốc tế đang theo dõi sát sao tiểu hành tinh 2024 YR4, khi xác suất nó va chạm với Trái Đất vào ngày 22/12/2032 lên tới 1,3%. Đây được xem là một trong những nguy cơ cao nhất từng ghi nhận đối với một tiểu hành tinh có kích thước đáng kể.

Theo Mạng lưới Cảnh báo Tiểu hành tinh Quốc tế (IAWN), tiểu hành tinh này đã được đánh dấu do có nguy cơ tác động đến Trái Đất trong vòng 8 năm tới. Ông David Rankin từ Cục Khảo sát Thiên văn Catalina Sky nhận định đây là một trong những xác suất cao nhất từng ghi nhận đối với một tiểu hành tinh có kích thước đáng kể.

Thiên thạch 2024 YR4 có hơn 1% khả năng va vào Trái Đất. Ảnh: The Weather Network.
Thiên thạch 2024 YR4 có hơn 1% khả năng va vào Trái Đất. Ảnh: The Weather Network.

Mặc dù khả năng lớn là nó sẽ sượt qua Trái Đất, song kích thước của nó cùng với xác suất va chạm trên 0 trong vòng 50 năm tới đủ để các tổ chức quốc tế tiếp tục giám sát chặt chẽ. Nếu cần thiết, IAWN sẽ đề xuất chiến lược ứng phó cho các chính phủ để giảm thiểu rủi ro.

Tiểu hành tinh 2024 YR4 được phát hiện lần đầu vào ngày 27/12/2024 bằng kính thiên văn ATLAS tại Río Hurtado, Chile. ATLAS là một mạng lưới tự động chuyên phát hiện các vật thể nguy hiểm gần Trái Đất.

Mặc dù không đủ lớn để gây ra thảm họa toàn cầu, nhưng nếu va chạm, tiểu hành tinh này có thể tạo ra thiệt hại nghiêm trọng trong phạm vi bán kính lên tới 50 km. Hiện vẫn chưa thể xác định chính xác vị trí va chạm, nhưng các khu vực có nguy cơ bao gồm vùng Đông Thái Bình Dương, Bắc và Nam Mỹ, châu Phi và Nam Á.

Quỹ đạo của 2024 YR4. Ảnh: NASA.
Quỹ đạo của 2024 YR4. Ảnh: NASA.

Một loạt cơ quan vũ trụ như Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái Đất của NASA (CNEOS) và tổ chức Near Earth Objects Dynamic của Ý đều thống nhất rằng xác suất va chạm của 2024 YR4 chỉ hơn 1%. Tuy nhiên, nó vẫn được xếp ở mức 3 trên Thang đo Torino, mức độ yêu cầu theo dõi sát sao.

Trước đây, tiểu hành tinh 99942 Apophis từng đạt mức 4 trên thang Torino, nhưng sau khi có thêm dữ liệu, nguy cơ đã giảm đáng kể. Điều này cho thấy quỹ đạo của 2024 YR4 có thể sẽ được xác định chính xác hơn trong thời gian tới, và nguy cơ thực tế có thể giảm xuống.

Nhóm Cố vấn Lập kế hoạch Nhiệm vụ Không gian (SMPAG) dự kiến thảo luận về tiểu hành tinh này trong cuộc họp tại Vienna vào tuần tới. Bước đầu tiên là tăng cường quan sát để xác định chính xác quỹ đạo.

Nếu nguy cơ va chạm vẫn ở mức đáng lo ngại, các nhà khoa học sẽ xem xét các phương án đối phó, bao gồm chuyển hướng hoặc phá hủy tiểu hành tinh bằng tàu vũ trụ, tương tự như nhiệm vụ DART của NASA. Đây được xem là giải pháp khả thi nhất nếu nguy cơ không giảm trong thời gian tới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thiên thạch 2024 YR4 có thể va chạm Trái Đất vào năm 2032 tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kiệt tác từ cát

Từ những ngày thơ ấu, cô Janel Hawkins (người Mỹ) đã tìm thấy niềm đam mê bất tận với cát.

Bài Khám Phá khác

Siêu sức mạnh của loài kiến: Những "vận động viên cử tạ tí hon"!

Khi nói đến sức mạnh, chúng ta thường nghĩ đến những chú voi to lớn hay những con sư tử đầy cơ bắp. Nhưng bạn có biết rằng những chú kiến bé nhỏ lại sở hữu khả năng siêu phàm, có thể nâng vật nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể? Điều này chẳng khác nào một bạn nhỏ nặng 30kg có thể nhấc bổng chiếc ô tô đấy! Vậy điều gì làm nên sức mạnh phi thường của loài kiến?

Vật Làng Sình vào hội

Ngày mồng 10 tháng Giêng hằng năm, người dân Huế lại nô nức đến với Làng Sình để tham gia và theo dõi hội vật truyền thống của người dân địa phương.

Du Xuân dặm dài đất nước

Những thanh âm náo nức và cảnh sắc gấm hoa từ núi đồi, đồng ruộng, trời biển… báo hiệu mùa Xuân đã về. Hãy cùng du Xuân thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên khắp dặm dài đất nước tươi đẹp của chúng ta, các bạn nhé!