Trẻ em đã 2 lần mắc Covid-19 có phải tiêm vắc-xin?

Bảo Bối
Trường hợp trẻ em chưa tiêm chủng đủ liều vẫn có nguy cơ mắc bệnh nên cha mẹ cần cho các bạn nhỏ đi tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19 và tiêm mũi nhắc lại.

Bộ Y tế cho biết sau hơn 4 tháng triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 từ đến dưới 12 tuổi, tổng số liều vắc-xin đã tiêm cho trẻ em trong độ tuổi này là hơn 14,9 triệu mũi, trong đó mũi 1 đạt tỉ lệ 81,8%; mũi 2 đạt 52,2%.

Trả lời báo chí về trường hợp trẻ em đã 2 lần mắc Covid-19 có phải tiêm vắc-xin hay không, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những bạn nhỏ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa hoàn thành liều cơ bản mà đã mắc Covid-19 thì thực hiện tiêm chủng ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.

Trẻ em đã 2 lần mắc Covid-19 có phải tiêm vắc-xin? - Ảnh 1Tiêm vắc-xin Covid-19 cho học sinh

PGS.TS Dương Thị Hồng cũng lưu ý việc thử test kháng thể sau khi mắc Covid-19 là không cần thiết vì nồng độ kháng thể giảm dần theo thời gian nên kết quả chỉ có giá trị tại thời điểm xét nghiệm.

"Trẻ em cũng như người lớn nếu chưa có miễn dịch bảo vệ thì có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19, đặc biệt nhóm trẻ mắc bệnh lý nền, bệnh mạn tính, béo phì.... Các chuyên gia nhi khoa, chuyên gia dịch tễ học đã đưa ra các khuyến cáo về sự cần thiết của việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và an toàn. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện các biến thể mới vẫn hiện hữu, các bậc phụ huynh cần đưa con mình đi tiêm chủng vắc-xin Covid-19"- PGS.TS Dương Thị Hồng nói.

PGS.TS Dương Thị Hồng khuyến cáo, trường hợp trẻ em chưa tiêm chủng đủ liều thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh, vì vậy các bậc cha mẹ cần đưa các bạn nhỏ đi tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc-xin cơ bản với nhóm trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; với trẻ em từ 12- 17 tuổi cần đưa đi tiêm nhắc mũi 3 sau 2 mũi tiêm cơ bản trước đó.

Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm chủng cho nhóm tuổi tuổi này, các phản ứng ghi nhận được chủ yếu là phản ứng thông thường sau tiêm chủng như: sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi… với tỉ lệ khoảng 0,48%, thấp hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và nhà sản xuất. Ghi nhận một số trường hợp trẻ em có biểu hiện phản ứng phản vệ sau tiêm chủng đều đã được xử trí kịp thời và hồi phục hoàn toàn.

"Để trẻ được an toàn khi bước vào năm học mới, ngành y tế cũng như ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể đang tăng cường truyền thông, vận động phụ huynh, người chăm sóc đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-Covid-19 trong tháng 8 trước thời điểm năm học mới. Các bậc phụ huynh cần đưa con đi tiêm chủng để bảo vệ chính bản thân các cháu và không trở thành nguồn lây cho bạn bè và những người xung quanh"- PGS.TS Dương Thị Hồng khuyến cáo.

(theo NLĐ)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trẻ em đã 2 lần mắc Covid-19 có phải tiêm vắc-xin? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.