Do đặc điểm vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, virút và các tác nhân gây bệnh khác.
Dấu hiệu nhận biết:
- Triệu chứng thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất.
- Kèm theo sốt, teen thường nhức đầu, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng...
- Sổ mũi và chảy nước mũi,
- Ho và khó thở.
Cách điều trị:
- Với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho các bạn ý ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức.
- Tăng cường rau xanh và trẻ uống nhiều nước hoa quả.
- Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt
- Trong trường hợp teen bị ho có thể cho các bạn ý uống thuốc ho dạng thảo dược để làm dịu cơn ho.
- Pama theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn...
Đưa teen đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…
Cách phòng bệnh:
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cổ cho teen khi ngủ.
- Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người khiến bị ho, viêm họng.
Và cuối cùng, luôn trang bị khẩu trang khi ra đường các bạn nhé!
Dương Bích Thúy