Cây tía tô cao khoảng trên dưới 1m, lá mọc đối, ở mép lá có khía răng, mặt dưới tía tím hoặc hai mặt đều tía.
Theo các bác sĩ Đông Y, tía tô là loại giải biểu, chữa bệnh giúp ra mồ hôi, giải cảm. Bởi vậy, lá tía tô thường được các pama chúng mình cho vào cháo nóng để giải cảm đó.
Ngoài ra, nhiều người còn xông nước lá tía tô bằng cách cho lá vào nồi nước rồi đun lên và xông, lau rửa. Xông xong lau khô cơ thể rồi đắp chăn để cho mồ hôi toát ra để giải cảm.
Không chỉ chữa cảm cúm mà lá tía tô còn có công dụng tốt trong chữa dạ dày. Bởi vì, do thành phần tanin và glucosid có trong tía tô sẽ giúp các vết loét, viêm trong dạ dày se khít, liền sẹo.
Với teen có da nhạy cảm hay bị mề đay mẩn ngứa cũng có thể dùng lá tía tô để chữa trị. Bằng cách dùng lá tía tô giã nhỏ, sau đó lấy nước uống, phần bã xát vào chỗ bị mề đay sẽ dịu cơn đau, rát và thấy thoải mái.
Hãy cùng tìm hiểu những bài thuốc từ tía tô nhé:
Bài thuốc 1: Chữa cảm lạnh
- Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm.
- Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
Cháo tía tô được sử dụng để giải cảm.
Bài thuốc 2. Chữa đau bụng, đầy chướng
- Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Bài thuốc 3. Chữa ăn phải cua độc
- Trong trường hợp này, ấy thường bị đau bụng, nôn mửa hoặc sưng phù, nổi ngứa.
- Lúc này hãy hãy lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước rồi uống nhé.
Bài thuốc 4. Chữa ho, tức thở
- Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước rồi uống.
Đăng Kiên