5 bước tăng cường riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo

Bảo Bối
Lần lượt hoàn thành những bước thiết lập này, tài khoản nhắn tin của bạn sẽ được tăng cường sự riêng tư và bảo mật, an tâm khi trò chuyện.

Data Reportal cho biết năm 2022 Việt Nam có hơn 72 triệu người dùng internet. Hơn 91% trong số đó sử dụng Zalo mỗi tháng trong liên lạc với bạn bè, gia đình và các mối quan hệ thân thiết.

Zalo đang trở nên không thể thiếu trong cuộc sống người dân, đồng hành cùng nhiều hoạt động thường nhật như đăng ký làm căn cước công dân, bầu cử, nhận tin tức của Bộ Y tế, theo dõi thông tin từ chính quyền địa phương...

Ứng dụng nhắn tin này liên tục cập nhật những tính năng tăng cường bảo mật và quyền riêng tư dành cho người dùng. Nếu bạn đang sử dụng Zalo, 5 bước dưới đây sẽ giúp bảo vệ an toàn dữ liệu cho tài khoản.

Mã hóa đầu cuối cho tin nhắn

Đầu tiên bạn nên nâng cấp mã hóa đầu cuối (E2EE) cho tài khoản. Đây là tính năng được Zalo ra mắt gần đây. E2EE là phương thức mã hóa nội dung tin nhắn được người dùng thế giới đánh giá bảo mật nhất, ngăn chặn các hành vi xâm nhập bất hợp pháp.

5 bước tăng cường riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo - Ảnh 1
Mã hóa đầu cuối tin nhắn giúp tối ưu bảo mật nội dung trao đổi của người dùng

Sau khi nâng cấp E2EE cho Zalo, mọi thông tin trao đổi như tin nhắn văn bản, thoại, hình ảnh, tập tin,… đều được mã hóa thành dãy kí tự đặc biệt ngay trên máy của bạn. Dãy kí tự này được giữ nguyên trong quá trình vận chuyển, cho đến khi người nhận mở lên, nó mới được giải mã về nội dung gốc trên thiết bị của họ. Cơ chế này đảm bảo chỉ máy người gửi và nhận mới có thể giải mã và đọc được nội dung tin nhắn, dù kẻ xấu xâm nhập tin nhắn cũng không thể đọc hiểu nội dung gốc.

Được biết, Zalo ứng dụng Signal Protocol trong việc phát triển tính năng mã hóa đầu cuối - một giao thức mã nguồn mở được các chuyên gia uy tín toàn cầu đánh giá cao. Hiện E2EE đã áp dụng cho trò chuyện 1-1 và sắp có cho nhóm chat.

Kiểm soát nguồn kết bạn, nhận tin

Tiếp theo, bạn nên kiểm tra người khác hiện có thể tìm thấy tài khoản của mình qua đâu. Trên Zalo, tài khoản của bạn có thể được tìm thấy qua nhiều cách như số điện thoại, username, mã QR, danh thiếp... Nếu cần có trải nghiệm riêng tư hơn, bạn có thể kiểm soát nguồn nhận lời mời kết bạn bằng cách tắt những tùy chọn không phù hợp với mục đích sử dụng.

5 bước tăng cường riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo - Ảnh 2
Người dùng Zalo có thể kiểm soát cách người khác tìm thấy tài khoản của mình

Ngoài ra, bạn cũng có thể chặn người lạ gọi điện, nhắn tin để đảm bảo rằng chỉ những người có trong danh sách bạn bè mới liên lạc được với mình.

Đặt mã khóa bảo vệ ứng dụng, hội thoại

Bên cạnh cài đặt mật khẩu cho điện thoại, máy tính bảng..., thiết lập mã khóa cho ứng dụng nhắn tin cũng quan trọng. Mỗi ngày, chắc hẳn bạn chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến công việc, gia đình, hồ sơ sức khỏe, mật khẩu... qua app nhắn tin.

Đặt mã khóa cho ứng dụng Zalo có thể giúp tối ưu bảo mật, không ai tò mò xem được những nội dung bạn từng chia sẻ. Cài đặt hoàn tất, mỗi lần mở Zalo, bạn cần nhập mã khóa để truy cập vào ứng dụng. Nếu quên mã khóa Zalo, bạn phải xóa ứng dụng, tải và đăng nhập lại.

5 bước tăng cường riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo - Ảnh 3
Người dùng có thể đặt mã khóa cho Zalo bằng mã pin hoặc xác thực vân tay, Face ID nếu máy có hỗ trợ

Hơn nữa, với những cuộc trò chuyện quan trọng, để đảm bảo riêng tư và bảo mật, bạn có thể chọn cách cài đặt mật khẩu cho từng hội thoại. Theo đó, mỗi lần bấm vào hội thoại bạn được yêu cầu nhập mã khóa riêng mới có quyền mở.

Bảo mật tài khoản với xác thực 2 lớp

Xác thực 2 lớp là một tính năng người dùng Zalo nên chú trọng, bởi đây là công cụ giúp tăng cường bảo mật cho việc đăng nhập tài khoản. Khi bật tính năng này, bất cứ khi nào đăng nhập, ngoài điền mật khẩu, tài khoản người dùng còn được yêu cầu xác thực mã OTP (one time password – mật khẩu một lần) được gửi về số điện thoại đã đăng ký. Nếu không có mã này, người đăng nhập sẽ không thể truy cập vào tài khoản.

5 bước tăng cường riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo - Ảnh 4
Xác thực 2 lớp trên Zalo giúp người dùng bảo vệ tài khoản của mình tốt hơn

Tắt trạng thái truy cập để riêng tư hơn

Trong trường hợp có việc gấp cần giải quyết, bạn có thể tắt thông báo lần đăng nhập gần nhất và đã xem. Cụ thể, khi thấy trạng thái hoạt động bị ẩn, người khác sẽ ngầm hiểu bạn đang bận. Trạng thái đã xem được tắt đi thường mang thông điệp cần nhiều thời gian hơn để trả lời tin nhắn.

5 bước tăng cường riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo - Ảnh 5
Trải nghiệm sử dụng riêng tư hơn khi tắt trạng thái truy cập và đã xem

Ngoài 5 bước trên, người dùng có thể tìm hiểu thêm một số tính năng khác trên Zalo giúp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật tốt hơn cho tài khoản của mình như tin nhắn tự xóa, thay đổi cài đặt riêng tư cho nhóm, thu hồi tin nhắn, chặn người dùng...

(theo: 24h)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 5 bước tăng cường riêng tư và bảo mật cho tài khoản Zalo tại chuyên mục Mẹo Hay của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Mẹo Hay khác

Hướng dẫn bạn cách tìm nhạc không bản quyền YouTube

Nếu bạn đang chưa biết phải dùng nhạc thế nào để tránh bản quyền trên youtube thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tìm nhạc không bản quyền một cách hiệu quả và tránh được các vấn đề liên quan đến bản quyền.