6 cách phòng nhiễm nấm móng, thối móng

Nguyễn Như Quỳnh
Nấm móng không những làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến màu sắc, hình dạng… của móng tay, chân. Trường hợp nhiễm nặng có thể phá hủy hoàn toàn móng.

Dưới đây là những cách giúp phòng nấm móng đơn giản mà hiểu quả dành cho teen.

1. Giữ bàn chân luôn khô ráo và sạch sẽ

Nguyên tắc đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả là giữ bàn chân khô ráo và sạch sẽ, tránh ẩm ướt ở các kẻ ngón vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm và tối. Khi nhiễm nấm móng gây ngứa và có mùi khó chịu, vì vậy nên dùng xà phòng hay sữa tắm với pH trung tính nhằm tránh kích thích da và suy giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Sau luyện tập thể dục thể thao nên thay áo quần, sau khi tắm rửa đừng quên lau khô chân (đặc biệt kẻ giữa các ngón chân). Đây là những chỗ thường bị quên nhưng lại là những vùng rất thích hợp cho nấm phát triển.

“Chìa khóa” quan trọng giúp dự phòng nấm móng đó là bàn chân luôn sạch sẽ và một đôi giày không quá ẩm ướt. 

2. Cắt móng chân thường xuyên

Móng chân nên được cắt ngắn, luôn được khô ráo. Các dụng cụ làm móng cần được rửa sạch sẽ, khử trùng.

Tốt nhất là không nên dùng chung các dụng cụ cắt móng tay hay các dụng cụ làm đẹp! Nấm móng rất dễ lây nếu bạn dùng chung dụng cụ bị nhiễm nấm. Nếu không còn cách nào khác tốt nhất dùng alcool để khử trùng.

3. Hãy mang giày ở nơi công cộng

Nếu bạn đi chân "trần" thì nguy cơ nhiễm nấm rất cao.

Những nơi công cộng thường không sạch như chúng ta nghĩ. Mang giày là giải pháp tốt nhất giúp giữ đôi chân luôn được sạch sẽ, ngoài ra còn giúp bảo vệ đôi chân (tránh các vật nhọn…). Nên có những đôi giày thích hợp cho những nơi mà bạn thường xuyên đến như giày cho phòng tập thể dục và dép cho bãi biển. 

3. Nên có đôi giày thoải mái, tiện lợi

Nấm móng thường có xu hướng phát triển ở những nơi phải chịu những "áp lực" mạnh.

Để ngăn ngừa nấm móng ở chân tốt nhất nên chọn đôi giày thoải mái, không chật quá, có đủ chỗ để bàn chân được "thở".

Sau những giờ đi làm về, bạn cần để đôi giày ở nơi thông thoáng, không dùng chung vớ với bất kỳ người nào khác nhằm dự phòng lây nhiễm. Nếu giày bị ẩm ướt, tốt nhất nên phơi khô trước khi mang vì nếu không chúng sẽ trở thành "tổ" vi khuẩn.

4. Sử dụng phấn rôm

 Khi bàn chân bị ẩm tốt nhất nên dùng bột phấn rôm. 

Nếu dùng kèm với loại kem giúp đôi chân được giữ ẩm và tránh được các vết nứt, ngoài giúp dự phòng nhiễm nấm còn giúp bạn tránh được mùi hôi chân. Có thể dùng hàng ngày, nhất là khi bạn đi giày chật.

5. Dùng kem chống nấm

Sử dụng kem chống nấm là cách tuyệt vời giúp dự phòng nhiễm nấm. Tuy nhiên nên có những ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ định thuốc thích hợp và hiệu quả.

QQsan (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 6 cách phòng nhiễm nấm móng, thối móng tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.