7 điều giúp teen khỏe mạnh ở trường dù việc học quá tải

Nguyễn Như Quỳnh
Dù có muốn hay không, teen vẫn đang phải "ngốn" một lượng lớn kiến thức và lối sống ít vận động. Pama và thầy cô đều hiểu rằng sức khỏe và tinh thần của trẻ rất quan trọng.

7 lời khuyên này sẽ là cách tốt nhất để teen luôn khỏe mạnh ở trường mà các bậc cha mẹ cần nhớ rõ:

1. Giúp teen quen dần với quá trình giáo dục

Thích ứng với khối kiến thức sau kỳ nghỉ dài, nhất là sau Tết là quá trình đầy thử thách đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và năng lượng.

Học sinh tiểu học phải mất từ 1,5 đến 2 tháng để quen dần với môi trường học tập.

2. Gia đình luôn bên con, định hướng con

Ở lứa tuổi dậy thì, tâm lý teen thường bất ổn, có thể gặp rối loạn. Pama cần kết hợp với cô giáo để có những lời khuyên, giúp các bạn ý hòa nhập được với bạn bè nhé.

3. Giữ đôi mắt luôn khỏe

Tiếp xúc nhiều với máy tính hoặc ngồi quá lâu học bài sẽ làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ. 

Để bảo vệ đôi mắt trẻ, điều đầu tiên pama phải tạo ra môi trường lành mạnh, đặt bàn học gần cửa sổ, dạy con đưa mắt ra ngoài cửa sổ 15 phút, tập trung vào những thứ xa xôi. Điều này giúp mắt được nghỉ ngơi thư giãn.

3. Điều chỉnh tư thế ngồi đúng

Không chỉ luôn khỏe mạnh ở trường mà còn ở mọi nơi, tư thế ngồi rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các xương cột sống sau này.

Liên tục giữ vai thẳng cho con không phải là phương án hay vì teen dễ quên. Pama cần tập trung vào góc học tập của con, bàn học kê không bị lệch, ghế phải đặt ở bên trái cùng với kệ sách.

Hãy để con tự giác ngồi học, không gây nên tiếng ồn ào trong lúc trẻ làm bài tập vì như thế làm sẽ làm trẻ mất tập trung, thời gian ngồi kéo dài lâu hơn.

4. Bổ sung dinh dưỡng cho con

Để con luôn khỏe mạnh ở trường, mama nên bổ sung dinh dưỡng cho con vì con đang ở giai đoạn phát triển cần bổ sung nhiều protein, chất béo, vitamin và các nguyên tố vi lượng hữu ích khác có ảnh hưởng tích cực đến đối với sự phát triển cơ thể của trẻ.

Nước uống và khoáng chất sẽ giúp trẻ bắt kịp với khối lượng kiến thức của trẻ.

Không nên cho các bạn ý ăn đồ ăn vặt, cũng như không nên cho trẻ quá nhiều tiền vì trẻ sẽ bị cám dỗ mua cái gì đó ngon ngon mà có hại ở gần trường.

5. Dạy con đối phó với tình trạng quá tải

Trẻ phải học thêm nhiều và dường như không có quá nhiều thời gian để chơi. Nếu pama không thể làm chậm tốc độ cuộc sống của con hãy giúp con đạt được sự ổn định tâm lý.

Dạy con những điều quan trọng cần ưu tiên, nói “không”, và khơi dậy những cảm xúc của trẻ.

6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Đi học, teen sẽ tiếp xúc với rất nhiều bạn bè nên thường bị ốm. Nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của trẻ là căng thẳng mãn tính, nó dần làm suy yếu khả năng miễn dịch của trẻ và làm cho trẻ dễ bị các bệnh khác nhau đặc biệt là cảm lạnh và cúm.

Hãy để con vui chơi ngoài trời để tăng hệ miễn dịch.

Ngoài ra, pama cần cho trẻ ngủ đủ, ăn uống đúng cách, tập thể dục, chơi trò chơi, rửa tay bằng xà phòng. 

7. Đừng quá khắt khe với teen

Bố mẹ đều muốn tốt nhất cho con, nhưng không nên làm bằng mọi giá. Đôi khi teen không thể làm tốt được vì chúng đã bị áp lực bởi việc học.

Pama nên bao bọc con bằng tình yêu sự hiểu biết và tâm lý nhé. 

QQsan

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 7 điều giúp teen khỏe mạnh ở trường dù việc học quá tải tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.