7 dụng cụ làm đẹp dùng chung sẽ rước bệnh vào thân

Nguyễn Thị Đức
7 món đồ làm đẹp dưới đây tốt nhất bạn chỉ nên dùng một mình vì nếu cho người khác mượn thì rất dễ bị các bệnh ngoài da.

Nhiều khi quên hoặc hết đồ trang điểm nào đó, chúng ta thường có xu hướng mượn tạm những người bên cạnh như bạn bè hay đồng nghiệp. Tuy nhiên bạn không biết rằng, việc làm đó là cơ hội cho các virus và vi khuẩn truyền bệnh.

Dưới đây là những món đồ bạn tuyệt đối không được dùng chung với bất kỳ ai:

1. Mỹ phẩm đựng trong hũ

Với những mỹ phẩm đựng trong hũ như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng... nhiều cô nàng thường chọn cách mua một hộp và share cùng nhau cho tiết kiệm. Tuy nhiên, mỗi lần dùng tay lấy kem là chúng ta đã truyền vào hộp kem không ít vi khuẩn. Môi trường ẩm ướt của kem dạng lỏng này sẽ khiến vi khuẩn càng phát triển và lây lan sang da.

Để tránh tình trạng này xảy ra, cách tốt nhất là bạn hãy rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với hộp mỹ phẩm và để dùng một mình.

2. Mascara

Chiếc mascara yêu thích của bạn là tác nhân gây nên nguy cơ bạn bị viêm kết mạc là rất lớn. Các khu vực xung quanh mắt là nơi cực kỳ nhạy cảm, là nơi trú ẩn yêu thích của các loại vi khuẩn.

Hơn nữa, mắt của bạn không có các lớp bảo vệ giống như trên da. Vì thế, những món đồ làm đẹp cho mắt như màu mắt, mascara... đều nên được bạn giữ riêng cho mình. Việc dùng chung các món đồ này rất dễ khiến vi khuẩn lây lan và gây nên bệnh đau mắt đỏ.

3. Son môi

Son môi là đồ dùng bạn rất khó để chia sẻ với người khác trừ khi bạn để một chai xịt chứa cồn hoặc khăn lau trong túi để vệ sinh nó. Môi thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn, nước uống lại không có lớp biểu bì ngoài cùng của da nên có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng da nếu bạn không cẩn thận.

4. Cọ trang điểm

Mụn là do nội tiết tố bên trong gây nên, tuy nhiên bạn có thể làm vấn đề trầm trọng hơn khi sử dụng cọ trang điểm của người khác do vi khuẩn truyền bệnh.

Mượn cọ của người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn đang phủi bụi, vi khuẩn của họ lên da của mình, rất dễ gây ra bệnh viêm da. Để tránh cọ chứa nhiều vi khuẩn, hãy đảm bảo rửa cọ hàng tuần và để ở nơi khô thoáng.

5. Bàn chải đánh răng

Miệng chúng ta chứa đầy những vi khuẩn cả tốt lẫn xấu. Những vi khuẩn không tốt được gọi là vi khuẩn đường miệng kỵ khí, gây ra mùi hôi nếu bạn quên đánh răng hoặc hơn nữa là gây ra nhiễm trùng.

Các chuyên gia khuyên bạn nên đánh răng thường xuyên, sáng và tối sau khi ăn để tránh vi khuẩn ẩn náu và không nên dùng chung bàn chải với bất kỳ ai.

6. Cọ rửa mặt

Tương tự như cọ/bông trang điểm, cọ rửa mặt cũng tích tụ rất nhiều bụi bẩn, dầu, tế bào da chết và vi khuẩn sau khi bạn rửa mặt hàng ngày, đặc biệt sau mỗi lần bạn tẩy trang. Cọ rửa mặt thường rất ẩm ướt, vì thế nó càng tạo điều kiện cho virus phát triển. Tránh dùng chung để không bị bệnh viêm da.

Nếu không tin tưởng người ở cùng vì họ có thể dùng trộm đồ của mình, bạn hãy mua sẵn một vài đầu cọ, không quá đắt để bạn có thể thay mỗi khi sử dụng.

7. Dao cạo

Bất kỳ dụng cụ nào có thể khiến ta chảy máu đều không nên dùng chung, trong đó có dao cạo. Thậm chí, dù chỉ một vết xước ngoài da nhỏ, bạn cũng có thể lây nhiễm vi rút qua dao cạo nên dụng cụ này hãy sử dụng một mình thôi nhé.

Theo Khám phá

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 7 dụng cụ làm đẹp dùng chung sẽ rước bệnh vào thân tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.