9 bài thuốc trị ho hiệu quả bất ngờ

Nguyễn Như Quỳnh
Thời tiết thay đổi thất thường là lúc teen dễ mắc các bệnh về hô hấp, ho, khô mũi, đau họng, có đờm. Pama có thể tham khảo một số bài thuốc chữa ho đơn giản nhưng rất hiệu quả này nhé.

1. Lê + đường+ xuyên bối

Cách làm:

Bước 1: Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi (làm giống như cái nồi, có độ dày khoảng 1cm).

Bước 2: Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). 

Bước 3: Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. 

Ngày cho teen ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

2. Hành tây

Cách làm:

Bước 1: Hành tây rửa sạch, gọt vỏ thái nhỏ vào bát.

Bước 2: Cho 1 thìa cafe đường trộn đều ngâm cho ngấm 45_60 phút. (1 thìa đường cho ¼ củ hành tây to nhé).

Bước 3: Cho vào máy xay hoặc dã nguyễn cho nát cho ra nước và vắt lấy nước bỏ bã đi.

Bước 4: Cho ra cốc nhỏ ngày uống 3 lần/1 ngày. Mỗi 1 lần uống là 1 thìa cafe nhỏ. (Trước khi uống mẹ có thể hấp cách thủy cho nóng và bớt hăng để bé dễ uống nhé).

Hành tây nấu nước nên uống 3 lần mỗi ngày.

3. Nước củ cải luộc

Cách làm: 

Bước 1: Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ.

Bước 2: Đổ thêm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. 

Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

4. Cam nướng

Cách làm:

Bước 1: Chọn một quả cam ngọt, rửa sạch.

Bước 2: Nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. 

Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. 

5. Nước tỏi hấp

Cách làm:

Bước 1: Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát. 

Bước 2: Thêm vào tỏi nửa bát nước, 1 viên đường phèn.

Bước 3: Hấp cách thủy 15 phút.

Chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

6. Quất ngâm đường phèn

Cách làm:

Bước 1: Quất (500gr) rửa sạch, ngâm nước muối loãng chừng 30 phút rồi vớt ra để ráo nước. 

Bước 2: Bổ quất ra làm 3 và bỏ hạt đi (vì để hạt khi chưng sẽ bị đắng). 

Bước 3: Đổ quất đã bổ bỏ hạt cùng với đường phèn (350gr) vào nồi đảo nhẹ tay. 

Bước 4: Bắc lên bếp và để lửa ở chế độ nhỏ chưng tầm 30- 45 phút. 

Quất ngâm đường phèn có tác dụng trị ho rất tốt.

7. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá

Cách làm:

Bước 1: Chọn những mớ rau diếp cá tươi ngon nhất, nhặt lấy lá ngâm muối sạch, ép lấy nước. 

Bước 2: Sau đó hòa với nước vo gạo đặc. 

Bước 3: Hấp cách thủy trong khoảng 30-40 phút.

Có thể bỏ thêm chút đường phèn vào cho dễ uống. Cứ thế uống liên tục trong 3 ngày rất tốt.

8. Lá húng chanh – đường phèn, mật ong

Cách làm: 

Bước 1: Hái một nắm nhỏ húng chanh, rửa sạch, thái nhỏ. 

Bước 2: Cho vào chén cùng với đường phèn hoặc mật ong. 

Bước 3: Hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm hấp rồi để nguội.

Hỗn hợp lá húng chanh nấu đường phèn, mật ong.

9. Chanh đào

Cách làm:

Bước 1: Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. 

Bước 2: Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt mới tốt.

Bước 3: Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh (làm lại cho đến hết).

Bước 4: Cuối cùng đổ mật ong vào. 

Bước 5: Lấy vỉ nan nén chanh xuống. 

Có thể thay đường phèn bằng muối, và cách làm cũng tương tự. Bài thuốc đông y này là cách chữa ho trẻ em hiệu quả, đơn giản được dân gian áp dụng nhiều nhất.

QQsan

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 9 bài thuốc trị ho hiệu quả bất ngờ tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.