Bác sĩ dinh dưỡng nói về món ăn trên mâm cúng ông Công ông Táo

Nguyễn Như Quỳnh
Món ăn trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Theo tục lệ từ xa xưa, hàng năm cứ tới ngày 23 tháng Chạp, mọi gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ mặn hoặc ngọt để cúng tiễn Táo quân (hay còn gọi là ngày ngày ông Công, ông Táo) lên Thiên đình báo cáo tình hình của gia đình trong một năm qua.

Mâm cỗ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp ở từng địa phương lại có sự khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung trong mâm cỗ thường có thịt lợn luộc hoặc thịt gà, canh mọc hoặc canh măng, đĩa giò, xôi hoặc bánh chưng, 3 chén rượu, cá chép sống hoặc rán…

Mâm cỗ cúng Táo quân ngày 23 tháng chạp là những thực phẩm giàu dinh dưỡng. 

Theo PGS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, thực phẩm trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo như thịt gà, thịt lợn, giò, xôi, bánh chưng… đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn so với bữa ăn ngày thường.

Trong đó, thịt lợn là thực phẩm giàu giàu đạm, vitamin và chất béo. Chất đạm trong thịt lợn rất tốt cho người mới ốm dậy, người vừa phẫu thuật xong. Một số vitamin quan trọng có trong thịt lợn như, vitamin nhóm B, kẽm, sắt, photpho… đều rất cần thiết cho việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Cũng như thịt lợn thịt gà luộc có nhiều chất đạm và chất béo, các vitamin tương đương như thịt lợn. Thịt gà thường là món ăn để bồi bổ cho những người cơ thể bị suy nhược, ốm yếu lâu ngày.

PGS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, thịt lợn và thịt gà là thực phẩm giàu đạm và chất béo vì vậy chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Một số bệnh nhân có bệnh chuyển hóa như rối loại mỡ máu không nên ăn những phần mỡ, nên ăn những phần thịt nạc, phần thịt ức để đảm bảo cho sức khỏe.

Xôi và bánh chưng giàu năng lượng.

Th.s Doãn Thị Tường Vi cho biết, ngoài những thực phẩm giàu chất đạm và chất béo trong mâm cơm cúng ông công, ông táo còn có những thực phẩm giàu năng lượng như: xôi, bánh chưng.

Xôi gấc có nhiều vitamin A rất tốt cho mắt. Đây cũng một trong những loại vitamin giúp chống lại các chất oxy hóa, phòng một số bệnh do gốc tự do gây ra.

Bánh chưng là thực phẩm giàu năng lượng (tinh bột), đường, chất béo (nhân thịt) rất tốt cho người có nhu cầu muốn tăng cân. Cá chép là thực phẩm giàu chất đạm và chúng dễ tiêu hóa. Các chất béo trong cá được cho là tốt cho nhưng người có bệnh tim mạch. Canh măng, hoa quả tươi đều là những thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng tốt cho tiêu hóa.

“Do cả xôi và bánh chưng là thực phẩm giàu năng lượng nên cần chú ý ăn vừa phải. Người mắc một số bệnh lý như: cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường. Người già hệ chuyển hóa kém cũng không nên ăn thực phẩm này nhiều”, bác sĩ Doãn Tường Vi nói.

Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình Bùi Hồng Minh cho hay, một số thực phẩm trong mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo trong Đông y vừa là món ăn và thuốc chữa bệnh.

Thịt lợn có vị mặn, tính hàn có thể chế biến thành nhiều món ăn và bài thuốc khác nhau. Thịt lợn có tên gọi khác là trư nhục, có tác dụng nhuận trường vị, sinh tinh dịch, làm cơ săn chắc.

Thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy, có tác dụng bồi bổ cho người bị bệnh lâu ngày.

Theo Emdep

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bác sĩ dinh dưỡng nói về món ăn trên mâm cúng ông Công ông Táo tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.