Bạn có phân biệt được thực phẩm có tính Kiềm hay tính Axit?!

Dương Diệu Linh
Nếu như thức ăn có tính axit thường gây ra một loạt bệnh tật đáng lo ngại thì thức ăn kiềm giúp cơ thể chúng ta cân bằng và khỏe mạnh.

Ở trạng thái cân bằng tự nhiên, độ pH của cơ thể dao động từ 6,8 đến 7,4 (hơi có tính kiềm). Trong điều kiện này, các quá trình hoá học của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Tất cả các chất thải của quá trình hoạt động đều được khử nhanh chóng.

Tuy nhiên, khi ta ăn các thức ăn có tính axit quá nhiều thì cơ thể và máu có tính axit khiến độ pH của cơ thể giảm xuống. Ở độ pH thấp, các cơ quan thanh lọc máu là lá lách, gan, tim, thận phải làm việc quá mức khiến chúng sẽ suy yếu dần. Các chất đào thải không được thải ra hết mà tập trung lại trước hết là ở các khớp gây ra đau khớp hoặc bệnh gút, sau đó chúng tìm đường bài tiết qua da gây mụn trứng cá, u nhọt, gây nhiễm trùng da, ngứa ngáy, lở loét vì có nhiều vi khuẩn và nấm.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

Cơ thể có tính axit là yếu tố đóng góp tích cực vào việc sinh ra các bệnh khác nhau như trĩ, ung thư, phong, bại liệt, sỏi thận, bàng quang, túi mật, lao, áp huyết cao, tim, đột qụy, hen suyễn cùng các dị ứng khác. Phương thuốc chữa tình trạng axit hoá cơ thể, đồng thời chữa những loại bệnh đã mắc là: giảm lượng thức ăn mang tính axit, tăng cường thức ăn mang tính kiềm để đưa độ PH của cơ thể dần về trạng thái cân bằng.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

Thực phẩm có tính axit khiến con người căng thẳng, mau già và trái lại, thực phẩm có tính kiềm giúp cơ thể trẻ và khỏe.

Sau đây xin giới thiệu với các bạn các loại thức ăn mang tính axit và kiềm để các bạn tham khảo:

A. Các nhóm thức ăn mang tính axit:

Có nhiều nguyên tố có tính axit như Clo, photpho, lưu huỳnh trong thành phần cấu tạo, hoặc có chứa nhiều axit hữu cơ khó biến đổi.

Chất có khả năng oxy hóa các chất khác (làm cho chúng mất các điện tử) được gọi là chất oxy hóa. Các chất này loại bỏ các điện tử của một chất khác, nên được gọi là “khử”. Chất oxy hóa thường là các chất hóa học có trạng thái oxy hóa cao hay chứa các nguyên tố có độ âm điện cao (như O2, F2, Cl2, Br2) nên dễ lấy được các điện tử bằng cách oxy hóa chất khác.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

1•Thịt, cá, trứng.

2•Trà, cà phê, rượu.

3•Các loại gia vị, thức ăn, giấm, nước sốt.

4•Các loại tinh bột và hạt, đặc biệt là các loại tinh bột đã qua chế biến (cơm, bánh mỳ, bánh quy…).

5•Hành, tỏi, nấm.

6•Một số loại đậu đỗ.

7•Các loại dầu, các loại thức ăn béo, đồ rán.

8•Các thức ăn có đường: Mứt, xi rô, bánh ngọt.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

Chúng ta có thể làm giảm bớt tính axit ở ngũ cốc bằng cách chế biến khác đi. Ví dụ: cơm có thể nấu thành cháo có tính axit thấp hơn. Bánh mì nướng kỹ có tính axit thấp hơn bánh mì thường. Các loại ngũ cốc còn nguyên cám (gạo lức, bánh mì đen, mầm lúa mì…) có tính axit thấp hơn so với ngũ cốc đã tinh chế.

B. Các nhóm thức ăn mang tính kiềm

Trong thực phẩm chứa hàm lượng các nguyên tố mang tính kiềm cao như canxi, kali, magie, natri, hoặc sau khi biến đổi chất trong cơ thể tạo thành sản phẩm có tính kiềm cao.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

Chất có khả năng khử chất khác được gọi là chất khử. Chúng chuyển điện tử cho một chất khác, và do đó tự nó bị oxy hóa. Chất khử trong hóa học rất đa dạng. Những nguyên tố kim loại điện dương như liti, natri, magie, sắt, kẽm, nhôm… là những tác nhân khử tốt. Các kim loại này cho đi điện tử một cách dễ dàng.

1•Các loại rau, đặc biệt là rau có lá xanh và canh nấu từ các thứ rau này.

2•Sữa, bơ.

3•Mật ong, mật mía.

4•Các loạt hột như hạnh nhân, hạt dẻ.

5•Đậu nành là nguồn dinh dưỡng có tính kiềm cao nhất. Đây là loại thuốc tuyệt vời để chữa các bệnh do dư thừa axit.

6•Các loại trái cây và nước ép trái cây, đặc biệt là loại trái cây chứa nhiều nước. Các chuyên gia dinh dưỡng coi trái cây là loại thức ăn mang tính kiềm tốt nhất, đồng thời là “thuốc” trị bệnh tự nhiên nhất.

7•Đu đủ giúp tiêu hoá tốt, có tác dụng trong việc chữa dạ dày.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

Thức ăn có độ kiềm cao tốt cho dạ dày.

8•Táo có nhiều kali, giúp trung hoà độc tố trong cơ thể.

9•Quả sung có chứa loại men đặc biệt là fixin, làm trung hoà các độc tố trong máu. Ngoài ra còn có chất Seratonin là một chất được coi là có khả năng củng cố, hoàn hảo trí óc.

10•Dứa có chất Bromelin làm sạch tụy, tạng.

11•Cà chua có tính kiềm cao, là chất trung hoà axit rất tốt.

12•Chuối có nhiều kali tốt cho thần kinh.

13•Dừa là loại thức ăn có tính kiềm cao. Nước dừa và cốt dừa là “thuốc” trị bệnh dư axit rất tốt.

14•Chanh cũng có tính kiềm cao. Nước chanh cho thêm chút muối và mật ong là bài thuốc chữa nhiều loại bệnh. Các bạn nên lưu ý: Chanh và các loại quả như cam, quýt… tuy có nhiều axit nhưng trong khi tiêu hoá chúng lại tạo ra phản ứng kiềm.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

Cuối cùng, lời khuyên tốt nhất dành cho các bạn là: “Đừng bao giờ để lượng thức ăn mang tính kiềm mà bạn đã ăn vào như trái cây, canh rau… ít hơn lượng các thức ăn mang tính axit và tinh bột”.

Danh sách thực phẩm có tính Kiềm và tính Axit

Bạn muốn có sức khoẻ tốt, ít bệnh tật hãy nhớ suốt đời công thức “càng ăn ít thức ăn mang tính axit càng tốt cho sức khoẻ”. Hãy ăn uống cân bằng để duy trì độ pH cân bằng cho cơ thể bạn!

Theo Khoemoivui

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn có phân biệt được thực phẩm có tính Kiềm hay tính Axit?! tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.