Bí kíp dùng thang máy an toàn

Nhi Đồng
Bạn đã biết cách sử dụng thang máy đúng cách để vừa nhanh vừa an toàn chưa? cùng nhi đồng khám phá ngay nào!

1. Tại sảnh chờ

- Xếp hàng ngay ngắn, tránh chen lấn và giữ văn minh.

- Chỉ nhấn nút gọi thang một lần, chọn đúng hướng thang lên hoặc thang xuống.

- Đứng xa cửa thang máy và tránh tựa vào cửa để đảm bảo an toàn.

2. Khi vào cabin

- Nhường người bên trong ra trước, sau đó mới bước vào.

- Di chuyển nhanh, nhẹ nhàng và dứt khoát, không đứng chắn cửa.

- Nếu cabin quá tải, nhường lượt và đợi chuyến sau.

- Giữ nút cửa mở (tu) khi thấy có người muốn vào, nhưng đừng giữ quá lâu.

3. Trong cabin thang máy

- Bấm số tầng cần đến hoặc nhờ người khác bấm khi cabin quá đông và bạn không chạm tay được vào nút.

- Tránh bị kẹt cửa bằng cách chú ý để hành lý, ba-lô gọn gàng.

- Tuyệt đối không nghịch bảng điều khiển.

- Không ăn uống, nô đùa, nhún nhảy khi đang ở trong thang máy.

- Không mang vào thang máy những chất nguy hiểm như xăng, dầu…

- Bình tĩnh khi thang máy gặp sự cố, nhấn nút khẩn cấp hoặc gọi điện thoại để nhờ cứu hộ.

4. Khi ra khỏi thang máy

- Đợi cửa mở hoàn toàn, di chuyển nhanh và trật tự.

- Kiểm tra đồ đạc để tránh bỏ quên hoặc gây cản trở cửa thang.

5. Lưu ý quan trọng

- Tuyệt đối không dùng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn. Hỏa hoạn sẽ gây chập cháy nguồn điện, làm thang dừng đột ngột, từ đó khiến bạn bị kẹt trong cabin.

- Không nên đi thang máy một mình cùng người lạ. Giữ khoảng cách, không giao tiếp với người lạ trong thang máy.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi Đồng. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bí kíp dùng thang máy an toàn tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Trang bị kỹ năng sống còn trước, trong và sau bão lũ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (siêu bão YAGI) và tình hình mưa lũ đang xảy ra tại nhiều địa phương, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai khuyến cáo người dân cần chủ động ứng phó để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Dưới đây là những kỹ năng thiết yếu cần ghi nhớ.

Kỳ nghỉ hè: Cơ hội phát triển toàn diện cho thiếu nhi

Kỳ nghỉ hè luôn là khoảng thời gian được các em nhỏ háo hức mong đợi sau một năm học tập căng thẳng, đây cũng là dịp để các bạn được nghỉ ngơi, khám phá và phát triển toàn diện. Vậy cần làm gì trong kỳ nghỉ hè để vừa vui, vừa học, vừa lớn khôn cho trẻ em một cách ý nghĩa.

Cùng học sinh TP. Hồ Chí Minh bảo vệ răng miệng

Không chỉ nhận được những kiến thức hữu ích về chăm sóc răng miệng, học sinh hai trường THCS tại TP. Hồ Chí Minh là Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) và Đoàn Thị Điểm (quận 3) còn được cười thỏa thích trong chương trình giao lưu "Hành trình kết nối nụ cười".

Bí kíp luyện tay, viết đẹp mỗi ngày

Không chỉ là kỹ năng, chữ viết đẹp còn là minh chứng cho sự tỉ mỉ, cẩn thận và tư duy thẩm mỹ tinh tế. Trong cuộc thi Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người”, mỗi nét chữ không chỉ đơn thuần là sự ghi chép mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, phản ánh sự rèn luyện bền bỉ. Để chinh phục danh hiệu Quán quân, không chỉ cần luyện tập mà còn phải có phương pháp đúng đắn và công cụ hỗ trợ phù hợp. Chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé!