Báo cáo cho thấy bệnh mèo cào, còn được gọi là "sốt mèo cào" gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn là các bác sĩ và các nhà nghiên cứu tưởng lúc ban đầu.
Nhiễm trùng do vi khuẩn từ bọ chét trên cơ thể chó mèo lây qua vết cào, vết cắn hoặc khi bị mèo liếm vào vết thương hở hoặc vết trầy xước, có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương tim và não khi không được điều trị. Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, sốt và sưng hạch.
Tốt nhất là nên giữ mèo trong nhà và diệt bọ chét ký sinh trên mèo để giảm nguy cơ mắc bệnh mèo cào.
Báo cáo cũng cho biết về tỉ lệ mắc căn bệnh này, và nhấn mạnh rằng mặc dù cực kỳ hiếm gặp, mỗi năm vẫn có khoảng 12.000 người được chẩn đoán bị bệnh mèo cào, và trong số này, 500 người phải nhập viện. Tỷ lệ mắc cao nhất ở các bang miền Nam nước Mỹ và tại các hộ gia đình có trẻ em 5-9 tuổi.
Rất may, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách rửa tay sau khi chơi với mèo, giữ mèo trong nhà và diệt bọ chét là hoàn toàn có thể tất cả giúp giảm nguy cơ bị lây nhiễm. Phòng ngừa bọ chét là đặc biệt hữu ích ở các hộ gia đình có trẻ nhỏ.
Bệnh mèo cào là một nhiễm trùng do vi khuẩn Bartonella. Xét nghiệm máu là cách chính xác nhất để kiểm tra nhiễm khuẩn này, nhưng bệnh vẫn thường khó chẩn đoán. Nếu có chẩn đoán bị bệnh mèo cào, điều trị thường bao gồm một liệu trình kháng sinh.
Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn hại, bệnh mèo cào có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như bệnh não và viêm thần kinh võng mạc, hai loại bệnh não nghiêm trọng.
Theo Dân trí