Giống như những bạn gái khác, nữ vận động viên (VĐV) cũng gặp phải kỳ 'dâu rụng'. Nhiều bạn nữ sẽ 'án binh bất động' trong những 'ngày ấy' nhưng các nữ VĐV sẽ không như vậy, họ vẫn phải tập luyện, thi đấu. Và họ cũng gặp phải những triệu chứng khó chịu khi 'rụng dâu' như đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,...

Nếu tham gia các giải đấu lớn, một số nữ cầu thủ sẽ dùng thuốc để kiểm soát được chu kỳ. Khi biết chu kỳ của Jessica Judd, nữ vận động vận động viên chạy cự li, rơi đúng vào Giải chạy Vô địch thế giới ở Moscow năm 2013, các bác sĩ cho cô uống norethisterone, một loại thuốc trì hoãn kỳ 'rụng dâu'.
Tuy vậy, không phải người nào cũng trì hoãn những 'ngày ấy', nhiều VĐV chọn để 'cơn ác mộng' tự đến và đối mặt. Họ có thể dùng tampon, một loại băng vệ sinh dạng ống tương đối an toàn.
Nhìn chung, hầu hết nữ VĐV đều rất e ngại nếu thi đấu đúng vào thời điểm đến tháng, nhưng cũng có những người không mấy quan tâm tới “người chị em” này.
Tay vợt Anne Keothavong chia sẻ một số giải đấu kéo dài nhiều tuần liền nên cô tập chung sống với kỳ 'dâu rụng'.

Còn đối với Paula Radcliffe, cô bắt đầu chu kỳ đúng vào ngày thi đấu tạo giải chạy Chicago Marathon.
'Tôi cố vứt nó ra khỏi đầu và không để nó trở thành vật cản tâm lý. Suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến mọi thức phức tạp hơn', nữ VĐV chạy đường dài người Anh chia sẻ.
Tâm lý thoải mái này giúp cô giành phá vỡ kỷ lục thể giới vào giải đấu này dù 1/3 cuối chặng đua Paula cảm thấy không được khỏe như bình thường.