Cách dùng đũa chuẩn trong bữa ăn để được khen: Đúng con nhà gia giáo

Hà Chi
Không chỉ đơn thuần là vật dụng dùng trong bữa ăn, việc dùng đũa cũng mang rất nhiều ý nghĩa.

Đôi đũa là một trong những vật dụng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt chúng mình. Đó không chỉ là công cụ giúp ta gắp đồ ăn, đây còn là nếp sinh hoạt mang nhiều nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Rất nhiều người nước ngoài đến nước ta và cảm thấy bối rối khi sử dụng đũa để gắp thức ăn. Tuy vậy, đôi đũa chứa nhiều ý tứ và giá trị hơn chúng ta tưởng.

Mâm cơm của người Việt chúng ta khá phong phú, có hạt gạo mềm dẻo, có miếng cá, miếng thịt hay sợi rau dài, chính vì thế người Việt lựa chọn dùng đũa trong bữa ăn để tiện cho việc gắp thức ăn.

Trong văn hóa Việt có một câu chuyện dân gian chứng minh cho sự ra đời rất sớm của đôi đũa, đó là sự tích Trầu Cau. Câu chuyện ra đời từ thời vua Hùng, trước cả thời nhà Tần và trước khi đến 1000 năm Bắc thuộc. Khi cô gái dọn cơm cho anh em Tân và Lang, cô chỉ dọn một đôi đũa để thử lòng hai anh em xem ai sẽ nhường ai trước. Tuy đến nay chưa thể khẳng định người Việt sáng tạo ra đũa trước nhưng có thể thấy rằng đôi đũa trở thành một biểu tượng văn hóa của người Việt Nam.

Ý nghĩa trong cách dùng đũa

Việc hiểu và sử dụng đũa cũng là một điều vô cùng quan trọng. Từ cách dùng đũa đã thể hiện lên những ý nghĩa khác nhau, sâu xa hơn còn góp phần nói lên tính cách con người. Đây là một số điều cần nhớ khi dùng đũa:

- So đôi đũa bằng nhau là thể hiện sự trọn vẹn khi có đôi có cặp, gia đình hoà thuận, êm ấm.

- Khi ăn cơm, những người nhỏ sẽ phải so đũa cho mọi người, đưa cho người lớn nhất trước và những người nhỏ hơn đưa sau: Thể hiện sự tôn trọng của con cháu với ông bà, cha mẹ...

- Khi gắp đồ ăn cho người khác thì cần phải đảo đầu đũa lại để đảm bảo vệ sinh và thể hiện phép lịch sự.

 

Bên cạnh ý nghĩa, ta cũng cần để ý một số điều cần kiêng kị khi dùng đũa:

- Không cắm thẳng đôi đũa trong bát cơm và không gõ đũa khi ăn vì điều này được cho là có thể mang đến sự xui xẻo.

- So đũa lệch, đặt chéo đũa: Dễ gây sự bất hoà.

- Không nên dùng đũa xiên thức ăn, ngậm hay cắn, mút đũa khi ăn: Kém vệ sinh và mất lịch sự khi ăn uống.

- Không nối đũa khi ăn (gắp thức ăn chuyền từ đôi đũa này sang đôi đũa khác): Điều này được cho là xui xẻo, dễ gây bất hoà, dễ làm rơi vãi thức ăn.

- Không gắp lên đặt xuống, gẩy thức ăn hay gắp đưa thẳng lên miệng: Như vậy là kém lịch sự.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cách dùng đũa chuẩn trong bữa ăn để được khen: Đúng con nhà gia giáo tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

"Siêu nhân" phòng chống tai nạn, thương tích

Mùa Hè đã đến! Đây là thời điểm tuyệt vời để các bạn nhỏ tận hưởng những ngày vui chơi “thả ga”. Nhưng đôi khi, do sơ ý hoặc thiếu kiến thức bảo vệ bản thân, nhiều bạn không may gặp phải những tai nạn nguy hiểm. Vậy phải làm sao để vừa chơi vui vừa an toàn? Hãy cùng khám phá bộ “bí kíp” giúp bạn trở thành “siêu nhân” phòng tránh tai nạn thương tích nhé!

Vượt ải cùng "chiến thần" thi cử

Kì thi cuối năm học sắp đến rồi! Bạn đã sẵn sàng chinh phục “đấu trường trí tuệ” này chưa? Nhi Đồng sẽ “bật mí” cho các bạn những “bí kíp” vượt ải thi cử siêu hay, giúp bạn rinh ngay điểm tốt!

Du lịch biển - những điều cần biết

Một mùa hè xanh tươi với biết bao điều thú vị lại đến rồi! Bạn có thích được đi du lịch biển, khám phá những hòn đảo xanh tươi, lắng nghe sóng vỗ rì rào và chơi đùa trên bãi cát trắng mịn không? Nhưng để có một chuyến đi thật vui và an toàn, chúng mình cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm du lịch và chuẩn bị hành trang sẵn sàng.