Đường lên đỉnh Olympia là một trong những sân chơi trí tuệ để tìm ra người chơi xuất sắc nhất. Những người này phải vừa có vốn kiến thức rộng vừa nhanh trí lại phải vừa bình tĩnh trước những áp lực mà cuộc thi mang lại. Bên cạnh những kiến thức từ sách vở, các thí sinh của Đường lên đỉnh Olympia còn cần vận dụng cả kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Cũng vì thế mà loạt câu hỏi "hack não" được đưa ra để thử thách các thí sinh. Điển hình như câu hỏi trong phần về đích của Hải Bình, tưởng là dễ mà lại làm khó rất nhiều người. Nội dung câu hỏi như sau: "Từ 3 số 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?".

Khi vừa nghe xong câu hỏi, không ít người liền lập tức đưa ra đáp án là 720. Tuy nhiên, thực tế câu trả lời này là một câu trả lời không đúng. Nếu như bạn để ý kỹ hơn một chút sẽ dễ dàng nhận ra phép tính đơn giản có thể nâng giá trị 3 con số này lên nhiều hơn cả hàng trăm, hàng nghìn, hàng trăm nghìn. Đó là phép tính lũy thừa.
Và đáp án cuối cùng chính là: 2^70 (2 mũ 70 hay 2 lũy thừa 70)
Câu hỏi này mặc dù không quá khó nhưng dưới áp lực của thời gian và sự cạnh tranh số điểm nên các thí sinh đã không thể giành được điểm trong câu hỏi này. Đôi khi, chúng ta chỉ cần bình tĩnh hơn một chút, tinh ý hơn một chút là đã có thể vượt qua được loạt câu hỏi hóc búa của chương trình rồi.
Dưới đây là một vài câu hỏi toán học cũng đã "đánh lừa" không ít thí sinh, hãy cùng xem qua nhé!
- "Mỗi năm A sinh nhật 1 lần, năm nay A 17 tuổi thì A có bao nhiêu ngày sinh?"
=> Đáp án: A có 1 ngày sinh
- "Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người?"
=> Đáp án: Mỗi quả táo cắt thành 8 phần bằng nhau, sau đó chia đều cho 7 người
- "Nếu 7 = 42, 6 = 30, 5 = 20, trong 30 giây, bạn có đoán được 3 = ?"
=> Đáp án: 3 x 2 = 6. (Quy luật là số đã cho nhân với số liền trước nó sẽ được kết quả sau dấu bằng: 7 x 6 = 42, 6 x 5 = 30, 5 x 4 = 20).