Chú bò với cặp sừng dài nhất thế giới

PV
Một chú bò đực ở bang Alabama, Mỹ, đã lập kỷ lục thế giới với cặp sừng dài nhất, lên tới 3,2 mét.

Theo Daily Star, chú bò tên Poncho được gia đình Pope nuôi từ bé ở thị trấn Goodwater. Gia đình nói họ đã theo dõi kích thước chiếc sừng của Poncho suốt một thời gian dài cho đến khi đạt đủ điều kiện ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness.

Poncho trở thành chú bò có cặp sừng dài nhất thế giới
Poncho trở thành chú bò có cặp sừng dài nhất thế giới

Không ngoài mong đợi, Poncho đã vượt qua chú bò khác ở Texas, để trở thành con bò có cặp sừng dài nhất thế giới.

“Chúng tôi nuôi Poncho từ khi nó mới 6 tháng tuổi. Tên Poncho dựa trên một diễn viên truyền hình Mexico nổi tiếng những năm 1960”, Jeral Pope nói.

“Tất cả hàng xóm ở đây đều hiếu kì với chú bò có chiếc sừng dài độc đáo. Mọi người hay mang đồ ăn cho Poncho. Nó thích táo, cà rốt và kẹo dẻo”.

Chiều dài cặp sừng của Poncho lên tới 3,2 mét
Chiều dài cặp sừng của Poncho lên tới 3,2 mét

Một thành viên khác trong gia đình, George Jones, nói Poncho tỏ ra ủ rũ khi gia đi, chứ trước đây khá đáng sợ. “Hồi trẻ, Poncho có sừng bé hơn nhưng hung hãn hơn”.

Người quản lý Sách Kỷ lục Guinness ở Mỹ, Claire Stephens, nói: “Dù thường được biết đến những thứ kì dị nhưng nhìn con bò với chiếc sừng dài kỷ lục này thật ấn tượng”.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Chú bò với cặp sừng dài nhất thế giới tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Khám phá Fansipan xinh đẹp

Fansipan, "nóc nhà Đông Dương", không chỉ thu hút du khách bởi khí hậu mát lạnh mà còn bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa vùng cao Tây Bắc.

Trái Đất sẽ quay nhanh hơn, ba ngày sắp tới ngắn bất thường

Theo các nhà khoa học, Trái Đất sẽ quay nhanh hơn trong vài tuần tới, khiến các ngày 9/7, 22/7 và 5/8 sắp tới ngắn hơn bình thường. Nguyên nhân được cho là sự chênh lệch lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng khi Mặt Trăng di chuyển xa hơn khỏi xích đạo, gần vùng cực hơn.