Chứng ngưng thở khi ngủ là gì?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là hiện tượng rối loạn hô hấp trong khi ngủ.
Teen có thể thở gấp trong một lúc, thời gian ngưng thở có thể diễn ra từ 10-30 giây trước khi quay trở về trạng thái thở bình thường. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ mẫu giáo đến trung học vì đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về chiều cao.
Thói quen thở bất thường của trẻ không quá lo ngại nhưng nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu trán, lưỡi, móng tay, móng chân, môi, tay chuyển sang màu xanh thì cha mẹ cần hết sức lưu ý vì có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Những triệu chứng hay gặp của chứng ngưng thở
+ Ngáy to, bứt rứt, thường xuyên thức giấc khi ngủ và thường bị đau đầu vào buổi sáng.
+ Một số trẻ có biểu hiện gặp ác mộng hoặc đái dầm.
+ Thậm chí có dấu hiệu tăng cân quá mức hoặc suy dinh dưỡng.
+ Gặp vấn đề về nhận thức trong khi học dẫn tới thành tích học tập giảm sút.
+ Có trường hợp những trẻ có thể bị huyết áp cao và bệnh tim.
Nguyên nhân trẻ ngưng thở khi ngủ
+ Do hạch hạnh nhân hoặc amiđan ở họng quá lớn, gây cản trở luồng không khí lưu thông ra và vào ở phổi trẻ.
+ Bị tắc nghẽn đường hô hấp còn do nhiều nguyên nhân khác như dị ứng, viêm phế quản, viêm nắp thanh quản, hen suyễn, nhiễm trùng họng…
Pama có thể làm gì?
Pama cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra rối loạn hô hấp ở trẻ trước khi quyết định điều trị cho trẻ.
-Nếu nguyên nhân do amiđan, pama cần cho teen cắt amiđan sớm để điều trị bệnh dứt điểm.
+ Nếu trẻ dưới 3 tuổi nên để trẻ ở lại bệnh viện theo dõi trước khi xuất viện.
+ Với trẻ lớn hơn 3 tuổi khi cắt amiđan có thể về nhà ngay.
Trẻ thừa cân cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngưng thở khi ngủ.
- Đối với những trẻ thừa cân hoặc béo phì nên giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, giảm lượng thức ăn chứa nhiều calo, tăng hoạt động thể dục thể thao. Nếu teen giảm được khoảng 10% trọng lượng cơ thể thì chứng tỏ tình trạng bệnh đã tốt hơn.
Thay đổi tư thế ngủ cũng là cách khắc phục tình trạng này.
+ Không nằm ngửa bởi sẽ khiến hàm và lưỡi của trẻ khép lại dẫn tới quá trình thở khó khăn hơn.
+ Cho các bạn ý nằm gối cao thích hợp để đảm bảo luôn giữ đầu cao hơn thân.
Nếu thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng của con chưa dứt điểm thì nên cho teen khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, việc học tập và hành vi của các bạn ý sau này, pama nhé!
Dương Bích Thúy