Cọc Bạch Đằng phá tan quân giặc

Nhi Đồng
Nhắc đến những trận thủy chiến trong lịch sử không thể không nhắc đến các trận đánh trên sông Bạch Đằng. Tuần này, chúng mình cùng đến với trận chiến bằng cọc nhọn dưới sự lãnh đạo của vua Ngô Quyền nhé.

Cọc gỗ nhọn - lựa chọn tuyệt vời

Năm 938, trong lần đấu trí để chống lại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã nghĩ ra một kế. Ông cho quân chọn cọc gỗ, vót nhọn đầu, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp, thủy triều rút thì cọc nhọn xuất hiện như một “trận địa” bí ẩn.

Mô hình trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938
được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Mô hình trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Sau đó, Ngô Quyền cho một đội quân nhỏ nhằm lúc thủy triều lên nhử quân Nam Hán vào khu vực sông Bạch Đằng nơi có thế trận cọc nhọn, rồi đợi khi nước triều rút, thuyền quân Nam Hán bị mắc cạn mới đem toàn bộ quân ra giao chiến. Quân Nam Hán mắc mưu, sa vào đúng thế trận Ngô Quyền đã sắp đặt. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị cọc nhọn đâm chìm. Tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.

Ảnh minh họa Ngô Quyền.
Ảnh minh họa Ngô Quyền.

Chứng tích còn ghi

Qua nhiều lần khai quật, các nhà khoa học tìm thấy những chiếc cọc gỗ lim nhọn trong trận Bạch Đằng năm xưa nằm ngập trong bùn đất ở độ sâu từ 0,5 – 1 mét. Nhiều cọc còn nguyên vỏ, chứng tỏ lúc đóng cọc gỗ vẫn còn tươi. Cọc dài nhất 2,8 mét, ngắn nhất 1,75 mét, được đóng hơi xiên, ngược chiều với dòng nước chảy.

Hình ảnh
những chiếc
cọc gỗ được
khai quật trên
sông Bạch Đằng.
Hình ảnh những chiếc cọc gỗ được khai quật trên sông Bạch Đằng.

Để hiểu rõ hơn về trận chiến trên sông Bạch Đằng và tận mắt nhìn thấy những cọc gỗ nhọn chống giặc hoặc mô hình trận chiến, chúng mình có thể đến trực tiếp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tham quan, học tập. Bạn cũng có thể tải app “Bảo tàng Lịch sử quốc gia” để nghe các video thuyết minh lịch sử nhé.

Còn nếu có dịp đến với Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) thì bạn đừng quên ghé thăm nhà truyền thống xã Đường Lâm cũng như đền thờ và lăng Ngô Quyền để tìm hiểu thêm về những chiến công của vị vua này nhé!

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi Đồng. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cọc Bạch Đằng phá tan quân giặc tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.

4 loài không dễ bị tuyệt chủng

Nếu chẳng may xảy ra một vụ va chạm giữa trái đất với sao chổi, những biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, một vụ nổ hạt nhân hay một đại dịch... thì những loài vật dưới đây vẫn có khả năng sống sót đấy nhé!