Có nên đeo kính áp tròng trong mùa dịch COVID-19?

Theo các chuyên gia việc đeo kính bình thường có thể giúp bạn ngừng chạm tay lên mặt – một thói quen có thể làm lây lan virus bao gồm cả virus corona chủng mới đang lan truyền trên toàn thế giới.

Để giảm sự lây lan của virus gây đại dịch COVID-19, các chuyên gia khuyên rằng đã đến lúc bạn nên đeo kính thông thường thay cho kính áp tròng.

Theo các chuyên gia việc đeo kính bình thường có thể giúp bạn ngừng chạm tay lên mặt – một thói quen có thể làm lây lan virus bao gồm cả virus corona chủng mới đang lan truyền trên toàn thế giới.

Vì sao không nên đeo kính áp tròng thời điểm dịch bệnh?

Chuyên gia cho biết người dùng kính áp tròng không chỉ chạm vào mắt để tháo và lắp kính 2 lần trở lên mỗi ngày, họ còn chạm vào mắt và mặt nhiều hơn những người không đeo kính áp tròng. Bạn có thể dụi mắt, rồi dụi mặt, gãi mặt, đưa ngón tay vào miệng, đưa ngón tay vào mũi. Thêm vào đó có thể có người có thể đã quên rửa tay trước khi đưa tay chạm lên mắt.

Đeo kính thường cũng có thể bảo vệ bạn khỏi virus lơ lửng trong không khí, mặc dù khả năng bạn bị nhiễm virus qua miệng và mũi nhiều hơn mắt. Đây cũng có thể xem như một biện pháp phòng ngừa giúp bạn tránh được virus.

Đau mắt đỏ có liên quan đến virus corona

Virus corona có thể gây ra viêm kết mạc, một tình trạng rất dễ lây lan còn được gọi là đau mắt đỏ. Viêm kết mạc là tình trạng lớp mô mỏng, trong suốt, bao phủ toàn bộ nhãn cầu và mặt trong mí mắt bị viêm.

Cũng giống như các màng nhầy khác như niêm mạc miệng, màng kết mạc có các tuyến tiết nhày giúp giữ ẩm và đây là môi trường thuận lợi cho các virus phát triển, các sinh vật có thể bám dính vào kết mạc dễ dàng, và dính vào kính áp tròng khi được đeo lên mắt.

Các triệu chứng của viêm kết mạc bao gồm chảy nước mắt, ngứa hoặc rát, mờ mắt, đỏ mắt, có mủ, chất nhầy và dịch tiết màu vàng có thể đóng vảy trên lông mi, sau khi ngủ dậy thường gây tình trạng dính mắt

Các báo cáo từ Trung Quốc và trên thế giới đang chỉ ra rằng khoảng 1% đến 3% số người mắc COVID-19, cũng bị viêm kết mạc.

Điều này có thể liên quan đến việc virus corona có thể lây lan qua dịch tiết ở mắt của người bị nhiễm bệnh hoặc từ các vật mà người đó chạm vào sau đó đưa tay lên mắt.

Điều này cũng khiến các bác sĩ chuyên ngành nhãn khoa hạn chế việc thăm khám cho bệnh nhân trừ trường hợp cấp cứu, phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Một nghiên cứu mới được công bố bởi Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy những người mắc COVID-19 bị nhiễm virus từ nước mắt, nhưng không ai trong nghiên cứu bị viêm kết mạc. Vì vậy, vẫn chưa thể chắc chắn liệu virus corona có thể lây lan qua nước mắt hay không.

Đừng hoảng sợ

Virus corona chỉ là một trong nhiều loại virus có thể gây viêm kết mạc.

Có rất nhiều sinh vật có thể bám dính dễ dàng vào kết mạc, hoặc cũng có thể dính vào kính áp tròng cũng nằm trên kết mạc.

Nhiều virus và vi khuẩn không chỉ gây ra cảm lạnh thông thường mà còn có thể gây bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra nấm, amip và ký sinh trùng vô tình tiếp xúc với giác mạc khi bơi trong vùng nước bị ô nhiễm hay phản ứng dị ứng với khói hoặc bụi, dầu gội, clo hồ bơi, thậm chí thuốc nhỏ mắt có thể gây viêm kết mạc.

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác, thường là lành tính, dẫn đến mắt đỏ như dị ứng theo mùa;chắp hoặc lẹo, viêm bờ mi, viêm khác hoặc nhiễm trùng da dọc theo mí mắt; hoặc viêm mống mắt. Và không có nguyên nhân nào trong số trên có tính truyền nhiễm

Tuy nhiên, ngoài đỏ mắt bạn còn có các triệu chứng khác của Covid-19, chẳng hạn như sốt, ho hoặc khó thở thì bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ và cơ quan y tế.

Đội khi tất cả những triệu chứng ấy chỉ là dị ứng, đặc biệt là nếu bạn bị hắt hơi, mắt và mũi của bạn bị ngứa.

Đây là thời gian để mỗi người nâng cao ý thức của bản thân, giữ khoảng cách với người xung quanh ít nhất là 2m, rửa tay thường xuyên đúng cách và không chạm vào mặt bạn.

Luôn rửa tay, luôn luôn sử dụng chất khử trùng tay. Đừng chạm vào mặt bạn. Đừng dụi mắt. Và khử trùng kính áp tròng của bạn nếu bạn tiếp tục đeo chúng cả ngày.

BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Có nên đeo kính áp tròng trong mùa dịch COVID-19? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.