5 bệnh bao gồm:
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Thời tiết ẩm sau mưa lũ tạo điều kiện cho virus phát triển; thói quen sử dụng nước giếng bị nhiễm bẩn tại một số hộ dân là nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.
Để chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, cần chú ý rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.
Bệnh ghẻ và nấm
Ghẻ là bệnh do nhiễm trùng da gây ngứa và các phản ứng dị ứng da. Bệnh gây ra do bị trùng sarcoptes scabiei cắn, ngoài ra ghẻ cũng có thể lây lan qua tiếp xúc da trực tiếp.
Nhiễm nấm gây nổi mẩn đỏ, nứt da hoặc gây lở loét ở chân. Giầy bị ẩm do mồ hôi hay nước mưa là nơi sinh sản của các vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, bạn nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước mưa, nước lũ.
Bệnh sốt xuất huyết
Sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình là bệnh sốt xuất huyết. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người.
Do đó cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
Bệnh về hô hấp
Thời tiết ẩm thấp, mưa gió làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó phải kể đến cảm cúm, cảm lạnh. Cúm là bệnh thường gặp, nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí tử vong. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.
Để phòng bệnh, bạn nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng. Luôn mang áo mưa khi đi ra đường, đeo khẩu trang, tránh khói thuốc. Khi mắc bệnh cần điều trị đúng cách, dứt điểm.
Bệnh sốt vàng da
Đây là loại bệnh do vi khuẩn Leptospira gây ra: Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước.
Trong và sau mưa, lũ, lụt, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể con người.
Ngọc Ngọc (Tổng hợp)