Trong đó, các bệnh bao gồm:
Tiêu chảy
Nhất là tiêu chảy cấp, mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy, do nắng nóng thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
Sốt virut
Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho (thường có ít đờm trắng trong không có màu vàng, xanh). Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virut Rubella sởi gây ra. Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm.
Tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật, để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
Bệnh thủy đậu (trái rạ)
Vẫn được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em vì bệnh rất dễ lây lan cho trẻ qua con đường hô hấp. Theo ghi nhận của Viện Pasteur TP.HCM, bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 – tháng 6 hàng năm, tháng cao điểm nhất thường rơi vào tháng 4.
Nhóm bệnh sởi – quai bị - Rubella
Cũng giống như bệnh trái rạ, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, và được xem là nhóm bệnh “đến hẹn lại lên” vì bệnh cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 – tháng 6 hàng năm.
Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh trong mùa hè
Do thời tiết nóng lực , gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt , rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh rất nhiều . Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc tắm trẻ tại nhà , rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng
Hiện tại bệnh xuất hiện quanh năm trên cả nước, thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.
Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó… nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh phổ biến quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa (mùa hè). Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2 – 7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm/mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam (máu mũi), chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen… Phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả.
Hướng Dương (Tổng hợp)