Di chứng hậu COVID-19 là gì? Đây là những điều khoa học đã phân tích về di chứng hậu COVID-19

Minh Hồng
Triệu chứng COVID-19 kéo dài hay di chứng hậu COVID-19 là các vấn đề sức khỏe mới hoặc triệu chứng kéo dài mà bệnh nhân mắc phải sau khi nhiễm COVID-19.

Di chứng hậu COVID-19 là gì?

Theo WHO, di chứng hậu COVID-19, hay được gọi là "COVID kéo dài", đề cập chung đến nhóm các triệu chứng lâu dài mà một số người gặp phải sau khi đã mắc COVID-19. 

Mặc dù hầu hết những người mắc COVID-19 hồi phục hoàn toàn, một số người gặp phải các tác động từ trung hạn đến dài hạn sau khi khỏi bệnh. Một vài các triệu chứng điển hình là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức (ví dụ, lú lẫn, hay quên hoặc thiếu tập trung và minh mẫn). Một số người cũng gặp phải các tác động tâm lý hậu COVID-19.

Những triệu chứng này có thể kéo dài từ khi mới nhiễm virus hoặc phát triển sau khi khỏi bệnh. Chúng có thể đến và đi hoặc tái phát theo thời gian.

Tình trạng hậu COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày của một người, như công việc hoặc khả năng chăm sóc gia đình.

Di chứng hậu COVID-19 là gì? Đây là những điều khoa học đã phân tích về di chứng hậu COVID-19 - Ảnh 1

Triệu chứng phổ biến nhất của hậu COVID-19 

Cũng theo WHO, các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng hậu COVID-19 bao gồm:

- Mệt mỏi

- Khó thở hoặc thở gấp

- Các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung hoặc giấc ngủ

- Ho dai dẳng

- Tức ngực

- Khó nói

- Đau cơ

- Mất khứu giác hoặc vị giác

- Trầm cảm hoặc lo lắng

- Sốt

Nguyên nhân gây ra di chứng hậu COVID-19

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về nguyên nhân gây ra triệu chứng COVID-19 kéo dài. Tuy nhiên, nghiên cứu sơ bộ chỉ ra một số yếu tố nhân khẩu học nhất định có liên quan đến nguy cơ mắc di chứng cao hơn. Phụ nữ da màu tuổi từ 40 trở lên và những người có bệnh nền là đối tượng có nguy cơ cao hơn cả, theo một báo cáo của CDC Mỹ.

Tiểu đường tuýp 2 cũng là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến triệu chứng COVID-19 kéo dài, tạp chí khoa học Cell cho hay. Trong khi, nghiên cứu khác chỉ ra rằng mức độ kháng thể thấp hoặc tình trạng suy nhược cơ thể cũng có thể liên quan.

Các nhà khoa học cũng đưa ra khả năng di chứng hậu COVID-19 do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng viêm trong cơ thể do virus có thể gây ra vô số tác động đến các cơ quan. Một số bằng chứng cho thấy virus hoặc tàn dư của virus vẫn ẩn náu trong cơ thể sau khi bệnh nhân đã bình phục, gây ra triệu chứng kéo dài, âm ỉ.

Di chứng hậu COVID-19 là gì? Đây là những điều khoa học đã phân tích về di chứng hậu COVID-19 - Ảnh 1

Làm gì khi gặp triệu chứng hậu COVID-19?

Nếu bạn nghĩ mình có thể gặp tình trạng hậu COVID-19, hãy tham khảo ý kiến ​ bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn xác định xem có phải bạn đang mắc hậu COVID hay không và tư vấn cách kiểm soát các triệu chứng.

Hiện tại, không có liệu pháp điều trị bằng thuốc cụ thể cho những người mắc hậu COVID-19. Tuy nhiên, có dữ liệu cho thấy rằng chăm sóc toàn diện, bao gồm cả phục hồi chức năng, có thể hữu ích. 

Làm gì để bảo vệ bản thân trước hậu COVID-19?

Cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân trước tình trạng hậu COVID-19 là tránh nhiễm virus ngay từ đầu. Các biện pháp phòng ngừa COVID-19 là tiêm vaccine, tuân thủ các biện pháp sức khỏe công cộng, cụ thể như sau

- Giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác

- Đeo khẩu trang vừa vặn che mũi và miệng

- Mở cửa sổ

- Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay

- Rửa tay thường xuyên

- Tiêm vaccine ngay khi đến lượt

Di chứng hậu COVID-19 là gì? Đây là những điều khoa học đã phân tích về di chứng hậu COVID-19 - Ảnh 1

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Di chứng hậu COVID-19 là gì? Đây là những điều khoa học đã phân tích về di chứng hậu COVID-19 tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.

Hà Nội có 20 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP. Hà Nội, trong tuần gần đây (19 đến 26/7), toàn Thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 25 quận, huyện. Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân (BN) SXH là: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hà Đông, Đống Đa, Thạch Thất, Hoàng Mai.