"Đọc vị" viêm tai giữa

Nhi Đồng
Nếu một ngày bạn chợt cảm thấy tai mình đau nhói, có dịch tai chảy ra, hoặc cảm giác tai ọc ọc như có nước ở bên trong, khả năng nghe giảm hẳn… thì xin chia buồn, rất có thể căn bệnh viêm tai giữa đã “ghé thăm” bạn rồi đấy!

"Thủ phạm" trốn ở đâu?

Tại sao đang yên đang lành, chúng mình lại bị viêm tai giữa nhỉ? “Thủ phạm” gây hại cho đôi tai xinh yêu chính là các loại vi-rút và vi khuẩn. Chúng đã xâm nhập vào tai giữa – khu vực phía sau màng nhĩ và gây bệnh.

Viêm tai giữa có "nội công thâm hậu" thế nào?

Khi tai giữa bị viêm sẽ có thể tạo áp lực lên màng nhĩ, gây đau buốt và ảnh hưởng đến khả năng nghe. Nếu không được điều trị, dịch mủ từ tai giữa có thể lan sang các vị trí lân cận và gây biến chứng ở nhiều mức độ khác nhau như: thủng màng nhĩ, viêm xương chũm cấp tính, viêm mê đạo, viêm màng não, áp xe não, giảm khả năng nghe… Rất nguy hiểm, đúng không nào!

Chúng mình cần làm gì?

Nếu thấy tai có vấn đề, bạn hãy nói ngay với bố mẹ để được đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng kháng sinh tại nhà, bởi việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh khi điều trị các bệnh nhiễm trùng sau này đấy, các bạn ạ!

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Nhi Đồng. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Nhi Đồng. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Đọc vị" viêm tai giữa tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

​Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh

Thống kê những năm gần đây cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những thành phố lớn, nơi có mức sống cao cùng với đó là tỷ lệ bệnh lý không lây nhiễm gia tăng và ngày một trẻ hóa.