Đừng biến mình thành "nô lệ của công nghệ số"

Cún bông chăm học
Bạn có bao giờ dành cả buổi tối chỉ để xem YouTube, chơi game mà quên cả làm bài tập, quên chơi cùng bạn bè không? Hoặc có lúc mẹ bảo dừng lại, nhưng bạn nài nỉ muốn xem “thêm một tí nữa” rồi tiếp tục dán mắt vào màn hình? Đó là dấu hiệu bạn đang để chiếc điện thoại hay tivi “điều khiển” thời gian của mình đấy!

Những chiếc điện thoại, máy tính bảng với vô vàn hình ảnh sống động, rực rỡ màu sắc, trông hấp dẫn thật. Nhưng đôi mắt mệt mỏi, cơ thể uể oải, và bạn có thể quên mất những niềm vui khác ngoài kia.

Thiết bị điện tử
không xấu nếu bạn
biết dùng đúng cách
Thiết bị điện tử không xấu nếu bạn biết dùng đúng cách

Tại sao phải “coi chừng”?

Đôi mắt nói: "Tớ mệt rồi!": Nhìn màn hình lâu khiến mắt bị khô, đau, hoặc cận thị sớm.

Cơ thể bảo: "Tớ muốn vận động!": Ngồi yên một chỗ cả ngày khiến bạn chậm chạp, dễ bị béo phì và không khỏe mạnh.

Thiên nhiên tươi đẹp có
biết bao điều đang chờ
chúng mình khám phá
Thiên nhiên tươi đẹp có biết bao điều đang chờ chúng mình khám phá

Bộ não thở dài: "Haizz, tớ bị lười!": Dành nhiều thời gian cho màn hình làm bạn giảm khả năng tập trung, suy nghĩ sáng tạo và đương nhiên là học bài không hiệu quả.

Các bạn ơi, các thiết bị công nghệ không xấu đâu, nhưng hãy nhớ rằng: chúng chỉ là công cụ giúp chúng ta học và giải trí, không phải “ông chủ” thời gian của chúng mình! Hãy sử dụng chúng một cách thông minh để cuộc sống của bạn thêm vui, thêm khỏe, thêm hạnh phúc.

Đừng quên, ngoài kia còn rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá. Hãy bước ra ngoài, chơi thật vui và sống thật trọn vẹn nhé!

Làm sao để không bị "nghiện" thiết bị điện tử?

- Đặt quy tắc cho bản thân: Bạn nhớ là chỉ dành không quá 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để dùng thiết bị điện tử. Và đừng dùng điện thoại hoặc xem tivi trước khi đi ngủ 1 giờ để có giấc ngủ ngon hơn nhé. Đặc biệt, trong giờ ăn hay khi trò chuyện với mọi người xung quanh, bạn nên “dẹp” điện thoại sang một bên.

Sách luôn là người bạn
tuyệt vời của chúng ta
Sách luôn là người bạn tuyệt vời của chúng ta

- Thay vì dán mắt vào điện thoại, bạn hãy: Ra ngoài sân chạy nhảy, chơi cầu lông hoặc đá bóng cùng bạn bè. Đọc sách, làm đồ thủ công, hay học vẽ đều thú vị mà! Hoặc nếu yêu thiên nhiên, thích khám phá, bạn có thể trồng cây, chăm sóc thú cưng, học tự tay làm một món ăn đơn giản.

Lao động hăng say, quên
ngay mệt mỏi!
Lao động hăng say, quên ngay mệt mỏi!

- Thay vì dán mắt vào điện thoại, bạn hãy: Ra ngoài sân chạy nhảy, chơi cầu lông hoặc đá bóng cùng bạn bè. Đọc sách, làm đồ thủ công, hay học vẽ đều thú vị mà! Hoặc nếu yêu thiên nhiên, thích khám phá, bạn có thể trồng cây, chăm sóc thú cưng, học tự tay làm một món ăn đơn giản.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông chăm học. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đừng biến mình thành "nô lệ của công nghệ số" tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Trang bị kỹ năng sống còn trước, trong và sau bão lũ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (siêu bão YAGI) và tình hình mưa lũ đang xảy ra tại nhiều địa phương, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai khuyến cáo người dân cần chủ động ứng phó để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Dưới đây là những kỹ năng thiết yếu cần ghi nhớ.

Kỳ nghỉ hè: Cơ hội phát triển toàn diện cho thiếu nhi

Kỳ nghỉ hè luôn là khoảng thời gian được các em nhỏ háo hức mong đợi sau một năm học tập căng thẳng, đây cũng là dịp để các bạn được nghỉ ngơi, khám phá và phát triển toàn diện. Vậy cần làm gì trong kỳ nghỉ hè để vừa vui, vừa học, vừa lớn khôn cho trẻ em một cách ý nghĩa.

Cùng học sinh TP. Hồ Chí Minh bảo vệ răng miệng

Không chỉ nhận được những kiến thức hữu ích về chăm sóc răng miệng, học sinh hai trường THCS tại TP. Hồ Chí Minh là Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) và Đoàn Thị Điểm (quận 3) còn được cười thỏa thích trong chương trình giao lưu "Hành trình kết nối nụ cười".

Bí kíp luyện tay, viết đẹp mỗi ngày

Không chỉ là kỹ năng, chữ viết đẹp còn là minh chứng cho sự tỉ mỉ, cẩn thận và tư duy thẩm mỹ tinh tế. Trong cuộc thi Viết chữ đẹp “Nét chữ - Nết người”, mỗi nét chữ không chỉ đơn thuần là sự ghi chép mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, phản ánh sự rèn luyện bền bỉ. Để chinh phục danh hiệu Quán quân, không chỉ cần luyện tập mà còn phải có phương pháp đúng đắn và công cụ hỗ trợ phù hợp. Chúng mình cùng nhau tìm hiểu nhé!