Hà Nội chỉ đạo khẩn khi bệnh sởi và tay chân miệng diễn biến phức tạp

Vân Chi
Theo số liệu của hệ thống giám sát dịch, tính đến hết ngày 13/4, toàn thành phố đã ghi nhận gần 1.700 trường hợp mắc sởi và gần 1.000 trường hợp mắc tay chân miệng.

Mới đây, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký Công văn khẩn về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng trước tình hình 2 dịch bệnh này đang có diễn biến phức tạp và xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố.

Theo số liệu của hệ thống giám sát dịch, tính đến hết ngày 13/4, toàn thành phố đã ghi nhận gần 1.700 trường hợp mắc sởi. Số ca mắc theo tuần chưa có xu hướng giảm (trung bình 200 ca mắc/tuần), gia tăng trong nhóm tuổi đi học từ 6-15 tuổi, đồng thời đã ghi nhận thêm trường hợp tử vong liên quan bệnh sởi trên người có nhiều bệnh nền.

dsa
dsa

Tính đến hết ngày 13/4, thành phố ghi nhận gần 1.000 trường hợp mắc tay chân miệng, số mắc có xu hướng gia tăng trong 4 tuần gần đây. Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã ghi nhận ổ dịch hoặc có học sinh mắc bệnh sởi và tay chân miệng.

Trước thực tế trên, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng trong trường học bằng nhiều hình thức, đồng thời tăng cường công tác vệ sinh khử khuẩn, cho trẻ nghỉ học cách ly tại nhà để đi khám, điều trị khi mắc bệnh.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế để tổ chức hoạt động rà soát tiền sử và tổ chức tiêm vaccine sởi cho học sinh chưa được tiêm đầy đủ theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.

Sở Y tế yêu cầu đối với ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo quyết liệt trung tâm y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ em trên địa bàn. Chủ động tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát số lượng trẻ từ 11-15 tuổi và người trên 15 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng đủ 2 mũi vaccine sởi. Qua đó, đề xuất tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Sở Y tế thành phố để báo cáo Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế).

Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ và thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch sởi và tay chân miệng trên địa bàn thành phố để tham mưu chỉ đạo biện pháp phòng, chống kịp thời. Các đơn vị chức năng đồng thời dự trù đủ số lượng, tổ chức tiếp nhận và cung ứng kịp thời vaccine phòng bệnh sởi phục vụ cho công tác tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch.

CDC thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các trung tâm y tế trong công tác triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng; Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất, thiết bị phòng chống dịch cần thiết, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra.

Tại các cơ sở y tế, khi có các trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị cần liên hệ chuyển tuyến điều trị sớm, đảm bảo an toàn để hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong do bệnh sởi.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội chỉ đạo khẩn khi bệnh sởi và tay chân miệng diễn biến phức tạp tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Chiều 5/2, Bộ Y tế đã có thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới. Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời.

Các loại thảo dược giúp phục hồi sức khỏe sau Tết

Sau dịp Tết, việc ăn uống nhiều dầu mỡ có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe. Một số loại thảo dược như atisô, diệp hạ châu, nhân trần cùng các loại trái cây như đu đủ có thể giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

4 nguyên tắc "vàng" giúp bạn phòng viêm phổi mùa lạnh

Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển ở đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, trẻ nhỏ, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Khi kháng sinh bị vô hiệu hóa

Sự ra đời của thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn của y học. Kháng sinh giúp chúng ta chống lại vi khuẩn, làm chúng không thể tiếp tục gây bệnh.