Trong đó, 1 bạn 12 tuổi (dân tộc Mường, sống tại tỉnh Hoà Bình) tử vong sau 1 tuần vào viện và trường hợp bạn 9 tuổi (dân tộc Mông, Lạng Sơn) tử vong chỉ nửa ngày sau khi nhập viện.
Trường hợp thứ nhất bạn 13 tuổi (người dân tộc Mường, ở Hòa Bình) nhập viện ngày 18/3 trong tình trạng bệnh dại đã toàn phát, trẻ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng, tinh thần kích thích…
Sau khi nhập viện được 3 ngày, dù các bác sĩ đã chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực để điều trị nhưng cháu vẫn không qua khỏi.
Trường hợp thứ hai là bạn 9 tuổi (dân tộc Mông, quê Lạng Sơn) nhập viện ngày 22/5. Khi nhập viện, bệnh nhân được xác định ngay là đã mắc bệnh dại, vì có những biểu hiện rất đặc trưng.
Ảnh minh họa
Bệnh nhi này cũng được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực để điều trị, nhưng do bệnh quá nặng nên đã tử vong ngay trong ngày 22/5.
Được biết, cả 2 trường hợp khi bị chó cắn đều không thông báo cho bố mẹ biết, để khi biểu hiện bệnh trên cơ thể thì mới được phát hiện. Lúc đó, các bác sĩ không thể cứu chữa được nữa.
Đáng nói là ở trường hợp đầu tiên, gia đình nuôi chó đẻ. Sau khi chó mẹ bị ốm, gia đình bệnh nhân đã bán đi nhưng vẫn giữ lại đàn chó con để chăm sóc. Trong quá trình chơi đùa với chó con, bạn bị chó con gặm vào tay và mắc bệnh.
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết thời gian phơi nhiễm virus dại ủ bệnh khác nhau ở mỗi người. Có những người sau 20-30 ngày bắt đầu lên cơn dại, có những người lâu hơn mới biểu hiện. Nhất là khi vết thương chó cắn đã liền da, người bệnh vẫn bình thường nên càng chủ quan không nghĩ là chó dại cắn. Chỉ đến khi lên cơn dại với biểu hiện sợ gió, sợ nước thì mọi chuyện đã quá muộn, không còn cách gì cứu chữa.
Theo giới chuyên môn, người nhiễm virus dại khi đã lên cơn dại thì tỉ lệ tử vong là gần như 100%, nhưng bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc-xin đúng và đầy đủ. Nếu không may bị chó cắn, thì nên tiêm phòng ngay và theo dõi con chó trong khoảng 10 ngày. Trong thời gian này, nếu con chó vẫn bình thường, không phải chó dại thì có thể dừng tiêm. Tuy nhiên, cũng không nên mạo hiểm chờ đợi vì nhiều con chó 2-3 tuần cắn người mới phát bệnh dại, khi đó người bị chó cắn mới tiêm thì quá muộn bởi khi virus dại phát tác, vắc-xin không còn có tác dụng.
Hướng Dương (Tổng hợp)