Hiện tượng ánh sáng mặt trời bị tách thành nhiều màu khác nhau sẽ như thế nào khi chúng ta quan sát?

NN
"Tia chớp lục" là hiện tượng ánh sáng mặt trời bị tách thành nhiều màu, chỉ quan sát được khi ở điều kiện lý tưởng và kéo dài chưa đầy một giây.
Chớp sáng xanh lục có thể xuất hiện khi Mặt Trời lặn trên biển.
Chớp sáng xanh lục có thể xuất hiện khi Mặt Trời lặn trên biển.
Tia chớp lục là kết quả của việc ánh sáng Mặt Trời bị tách thành nhiều màu khác nhau. Thông thường, ánh sáng Mặt Trời màu trắng vì cấu tạo từ tất cả các bước sóng của ánh sáng khả kiến, theo Johannes Courtial, nhà nghiên cứu quang học tại Đại học Glasgow. Nhưng khi ánh sáng trắng đi qua một môi trường có mật độ cao hơn, ví dụ như thủy tinh hoặc nước, ở một góc nhất định, các bước sóng với màu sắc khác nhau bắt đầu bị bẻ cong và phân tách. Sự phân tách này được gọi là khúc xạ.

Khí quyển Trái Đất, với mật độ khí biến đổi đa dạng, cũng có thể khúc xạ ánh sáng. Đó là lý do đôi khi người ta nhìn thấy quầng sáng cầu vồng xung quanh Mặt Trời hoặc ảo ảnh ở phía xa, theo Jan Null, nhà khí tượng tại California. Sự khúc xạ trở nên rất rõ ràng khi Mặt Trời đến gần đường chân trời hơn vì ánh sáng Mặt Trời đang đi vào phần dày nhất của khí quyển với góc rất hẹp. Đây là lúc tia chớp lục có thể xuất hiện.

Đa số tia chớp lục chia thành hai loại. Loại thứ nhất xuất hiện ngay trước khi Mặt Trời biến mất. Tuy nhiên, loại mà Null bắt gặp thường xuyên hơn là khi Mặt Trời vẫn còn ở phía trên mặt nước. "Bạn sẽ thấy tia chớp này trên đỉnh đĩa Mặt Trời", ông nói.

Để nhìn thấy tia chớp lục, những người quan sát cần gặp điều kiện phù hợp. Đầu tiên, họ phải thấy được Mặt Trời khi nó ở gần đường chân trời, ví dụ trên bờ biển hoặc trên núi cao, theo Courtial. Null cho biết, tại những vùng ven biển như San Francisco, khả năng nhìn thấy tia chớp lục sẽ cao hơn vào những ngày ấm áp, khi có một lớp không khí ấm phía trên mặt nước lạnh. Những lớp không khí này giúp khúc xạ ánh sáng Mặt Trời.

Việc quan sát tia chớp lục cũng phụ thuộc vào các chất trong khí quyển. Các hạt có thể làm phân tán ánh sáng xanh lam và tím, khiến ánh sáng xanh lục trở nên rõ ràng hơn. Courtial chứng minh điều này với một thí nghiệm đơn giản: Cho bột sữa vào một bể chứa đầy nước rồi chiếu đèn xe đạp màu trắng vào đó. "Khi thêm nồng độ hạt thích hợp, bạn sẽ thấy một màu xanh lá rực rỡ", ông nói.

Ngoài ra, để thấy tia chớp lục, người quan sát cũng cần làm điều này vào một ngày quang đãng, có thể nhìn ngắm Mặt Trời mà không bị cản trở. Tuy nhiên, cần lưu ý không nhìn thẳng vào Mặt Trời mà không có biện pháp bảo vệ mắt.

Các tia chớp lục thường xuất hiện trong vòng chưa đầy một giây. Nhưng nếu may mắn, người quan sát có thể nhìn thấy chúng trong một hoặc hai phút. Null cũng hiếm khi quan sát được như vậy, dù đã nghiên cứu tia chớp lục 45 năm. Ông cho biết, tia chớp lục có thể duy trì sự tồn tại nếu các điều kiện trong khí quyển đủ ổn định.

(Theo Live Science)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hiện tượng ánh sáng mặt trời bị tách thành nhiều màu khác nhau sẽ như thế nào khi chúng ta quan sát? tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Chạm" vào thiên nhiên

Bạn có bao giờ dừng lại và ngắm nhìn một chiếc lá nhỏ rung rinh trong gió chưa? Hay thử đặt ...

Bài Hành Trang khác

Xây dựng thực đơn đơn giản, dễ ăn cho người niềng răng

Chế độ ăn khi niềng răng cần được điều chỉnh hợp lý để hỗ trợ chỉnh nha hiệu quả và giảm cảm giác đau. Dưới đây là thực đơn do chuyên gia tại Hệ thống Nha khoa Medlatec MedDental xây dựng giúp người niềng răng đảm bảo dinh dưỡng và dễ áp dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

Vì sao thời tiết vũ trụ khó dự đoán?

Một cơn bão Mặt Trời có thể làm gián đoạn vệ tinh, ảnh hưởng đến lưới điện, gây nhiễu tín hiệu GPS và thậm chí khiến hàng không tê liệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự báo chính xác sức mạnh của hiện tượng này, chủ yếu vì thiếu thiết bị để đo đạc các thông số quan trọng từ sớm.