Hot: Đếm ngược để xem "Nguyệt thực dài nhất thế kỷ" diễn ra vào cuối tuần này

Ngọc Lam
Vào rạng sáng ngày 19/11 tới đây (tính theo giờ New York) sẽ diễn ra hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất trong hơn 500 năm qua.

Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa ra một dự báo rằng sự kiện nguyệt thực một phần sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 19/11 (giờ New York) trong tổng thời gian khoảng 3h28 phút. Khoảng thời gian diễn ra dài ấn tượng này đã trở thành hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ.

Theo trang Time and Date, lần nguyệt thực một phần này đạt cực đại vào lúc 16h 2 phút 55 giây ngày 19/11 (giờ Việt Nam). Bóng của Trái Đất sẽ che khuất đến 97% diện tích mặt trăng. Trước đó, lần nguyệt thực một phần dài nhất diễn ra vào năm 2018, kéo dài trong chưa đầy 2 giờ đồng hồ.

Hot: Đếm ngược để xem
Hiện tượng nguyệt thực.

Những quốc gia có thể quan sát hiện tượng này được NASA đưa ra như sau: Mỹ, Mexico, Canada và một số nơi ở Nam Mỹ, Úc, Polynesia, Trung Quốc. Dù giai đoạn đầu của nguyệt thực xảy ra trước khi mặt trăng mọc ở New Zealand, Úc và Đông Á nhưng những địa điểm này vẫn có thể nhìn thấy nguyệt thực khi nó đạt cực đại. Ngược lại, người dân ở Tây Âu, Nam Mỹ sẽ được chứng kiến mặt trăng lặn trước khi hiện tượng đạt đến đỉnh điểm.

Rất tiếc, Việt Nam của chúng ta chỉ nằm ở khu vực phía ngoài của vùng có thể quan sát nguyệt thực một phần nên sẽ khó nhìn thấy được. Bạn chỉ thấy mặt trăng ửng đỏ một góc trong quãng thời gian ngắn. Trước và sau đó là "nguyệt thực nửa tối", có nghĩa mặt trăng không đổi màu mà sẽ xuất hiện một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của mặt trăng.

Hot: Đếm ngược để xem
Việt Nam nằm ở khu vực "rìa" có thể quan sát được nên không thể chứng kiến toàn cảnh hiện tượng này.

Lý do thời gian quan sát nguyệt thực ở Việt Nam ngắn vì phần đầu nguyệt thực hoàng hôn vẫn chưa buông xuống nên không quan sát được mặt trăng. Vào ngày 19/11, ở nước ta, bạn sẽ trông thấy nguyệt thực khi trăng mọc (17h 26 phút 44 giây), đạt cực đại vào lúc 17h 32 phút 49 giây. Trạng thái nguyệt thực bán phần kết thúc lúc 17h 47 phút 4 giây và trạng thái nguyệt thực nửa tối kết thúc lúc 19h 3 phút 40 giây.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm trên đường nối liền giữa Mặt trăng và Mặt trời. Việc này khiến cho bóng của hành tinh chúng ta che khuất nó. Ánh sáng yếu ớt uốn cong xung quanh Trái Đất để cho mặt trăng một độ sáng nhất định. Tuy nhiên, bầu khí quyển Trái Đất lại lọc ra các bước sóng ngắn hơn, xanh hơn và chỉ để lại các bước sóng dài màu đỏ, cam. Chính vì thế khi đến được mặt trăng, ánh sáng có màu đỏ sẫm giống như màu của gỉ sắt.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hot: Đếm ngược để xem "Nguyệt thực dài nhất thế kỷ" diễn ra vào cuối tuần này tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.