Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

TNTP Chủ Nhật
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam địa chỉ mới ở km 6+500 Đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới từ năm 2019 trên diện tích 386.600 m2. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý. Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam địa chỉ mới ở km 6+500 Đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới từ năm 2019 trên diện tích 386.600 m2. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý. Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m.
Ngoài trời, phía bên trái, bảo tàng trưng bày các loại vũ khí, pháo, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng, máy bay của Quân đội và nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Phía bên phải trưng bày vũ khí, trang bị của quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ngoài trời, phía bên trái, bảo tàng trưng bày các loại vũ khí, pháo, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng, máy bay của Quân đội và nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Phía bên phải trưng bày vũ khí, trang bị của quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Máy bay tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324 được treo lên trên cao.
MiG-21 mang trên mình 14 ngôi sao đỏ, tượng trưng cho 14 lần chiếc máy bay này bắn rơi máy bay của không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965-1967.
Máy bay tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324 được treo lên trên cao. MiG-21 mang trên mình 14 ngôi sao đỏ, tượng trưng cho 14 lần chiếc máy bay này bắn rơi máy bay của không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965-1967.
Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng một được chia làm 6 chủ đề, sắp xếp theo thứ tự thời gian. Các chủ đề sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý, các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện. Ngoài chú thích bằng văn bản còn có màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh.
Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng một được chia làm 6 chủ đề, sắp xếp theo thứ tự thời gian. Các chủ đề sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý, các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện. Ngoài chú thích bằng văn bản còn có màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh.
Chiếc xe tăng huyền thoại T-54B số hiệu 843 đã húc đổ cổng phụ Dinh Độc lập trong ngày 30/4/1975, được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia (năm 2012).
Chiếc xe tăng huyền thoại T-54B số hiệu 843 đã húc đổ cổng phụ Dinh Độc lập trong ngày 30/4/1975, được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia (năm 2012).
Ngoài trưng bày hiện vật còn có các mô hình hoạt cảnh sinh động với tỷ lệ 1:1, làm sống lại không gian phố phường Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô sau Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12-1946).
Ngoài trưng bày hiện vật còn có các mô hình hoạt cảnh sinh động với tỷ lệ 1:1, làm sống lại không gian phố phường Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô sau Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12-1946).
Tượng điêu khắc “Nắm đất miền Nam” do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi sáng tác năm 1955.
Tượng điêu khắc “Nắm đất miền Nam” do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi sáng tác năm 1955.
Trong không gian hai bên cánh cửa tòa nhà là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay.
Từ ngày 1/11, bảo tàng chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12 năm 2024.
Trong không gian hai bên cánh cửa tòa nhà là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay. Từ ngày 1/11, bảo tàng chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12 năm 2024.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước đây nằm tại địa chỉ: Số 28A đường Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Bảo tàng mở cửa đón khách cả tuần kể cả các ngày nghỉ lễ, trừ thứ 2 và thứ 6. Buổi sáng từ 8h đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 16h30.
Du khách phải mua vé để vào tham quan bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Giá vé áp dụng cho khách Việt Nam là 20.000VNĐ/vé, còn khách nước ngoài là 40.000VNĐ/vé.

Các trường hợp giảm 50% phí tham quan bao gồm: thanh thiếu niên dưới 15 tuổi, người cao tuổi, học sinh, sinh viên. Hoặc du khách tham quan bảo tàng trong khoảng thời gian từ 11h đến 11h30 hoặc 16h đến 16h30.

Các trường hợp miễn vé vào bao gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bộ đội, người có công với cách mạng, cựu chiến binh, cựu quân nhân, thân nhân gia đình thương binh liệt sĩ, đồng bào vùng sâu vùng xa, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi.

Để đến tham quan Bảo tàng ở vị trí mới, bạn có thể đặt xe công nghệ, taxi hoặc xe buýt,... Bên cạnh đó, còn có các tuyến xe buýt có điểm đỗ gần Bảo tàng. Cụ thể:

- 71B (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Mai)

- 74 (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh)

- 87 (Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai)

- 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai)

- 107 (Kim Mã - Làng VH DL các Dân tộc Việt Nam)

- 157 (Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây)

- E05 (Long Biên - KĐT Smart City)

- E07 (Long Biên - KĐT Smart City)

- E09 (CV Nước Hồ Tây - KĐT Smart City).

 

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.

4 loài không dễ bị tuyệt chủng

Nếu chẳng may xảy ra một vụ va chạm giữa trái đất với sao chổi, những biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, một vụ nổ hạt nhân hay một đại dịch... thì những loài vật dưới đây vẫn có khả năng sống sót đấy nhé!