Kỳ thú sao chổi

Cún bông
Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng điều đó đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh rồi. Hãy cùng Cún Bông khám phá những điều thú vị về sao chổi với chiếc đuôi rực sáng kỳ diệu này nhé!

Sao chổi là gì?

Sao chổi là những vật thể được tạo thành từ bụi và băng, chủ yếu được tìm thấy ở xa trong hệ Mặt trời. Là tàn dư từ quá trình hình thành hệ Mặt trời cách đây 4,6 tỷ năm.

Chúng thường mang hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to xòe ra giống một chiếc chổi quét nhà.

Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt.

Các nhà khoa học đã mô tả sao chổi như “một quả bóng tuyết bẩn” vì có chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.

Có rất nhiều sao chổi

Đến nay các nhà khoa học đã khám phá khoảng hơn 4.000 sao chổi. Chúng được chia thành 3 loại: ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua.

Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, tồn tại trong đĩa rộng ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương được gọi là Vành đai Kuiper.

Sao chổi dài hạn chu kỳ khá lớn, có thể mất hơn 250.000 năm để thực hiện chỉ một chuyến quay quanh Mặt trời.

Sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua Mặt trời một lần và sẽ biến mất mãi mãi.

Chân dung Edmund Halley
Chân dung Edmund Halley

Sao chổi Halley

Được phát hiện vào thế kỷ 18, được đặt tên theo nhà thiên văn học người Anh Edmund Halley để ghi nhớ thành tích khoa học của ông. Là một sao chổi quỹ đạo ngắn, có thể nhìn thấy cứ mỗi 75 đến 79 năm.

Các nhà khoa học dự đoán sao chổi Halley sẽ tiếp tục quay trở lại trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.

Sao chổi Halley.
Sao chổi Halley.

Đuôi của sao chổi

Khi sao chổi tiến tới phần trong của hệ mặt trời, nhiệt độ làm bốc hơi một số vật chất, giải phóng các hạt bụi bị mắc kẹt trong băng ra ngoài.

Những cơn gió mặt trời thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng trải dài phía sau.

Có một số đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km. Các nhà thiên văn học cho rằng sao chổi thực sự có hai đuôi riêng biệt: đuôi ion và đuôi bụi.

Trong đó, một đuôi trông có màu trắng, được tạo thành từ bụi. Đuôi còn lại màu xanh lam được tạo thành từ các phân tử khí tích điện hoặc ion.

Chúng ta có thể nhìn thấy sao chổi khi nào?

Khi sao chổi ở trong hệ mặt trời, hoặc đang đến hoặc đang đi, đó là lúc chúng ta có thể nhìn thấy chúng trên bầu trời.

Bạn có thể quan sát sao chổi bằng kính thiên văn hoặc ống nhòm. Một số sao chổi có thể nhìn được bằng mắt thường đấy.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông chăm học. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Kỳ thú sao chổi tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.

4 loài không dễ bị tuyệt chủng

Nếu chẳng may xảy ra một vụ va chạm giữa trái đất với sao chổi, những biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, một vụ nổ hạt nhân hay một đại dịch... thì những loài vật dưới đây vẫn có khả năng sống sót đấy nhé!