Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Tiên Ngân
Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.

Hành động nhỏ nhưng gây hại cho răng

Tại MedDental, các bác sĩ tiếp nhận không ít trường hợp răng vỡ, mẻ, thậm chí ảnh hưởng đến khớp cắn chỉ vì những thói quen tưởng chừng vô hại.

Ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt là cấp tiểu học và THCS, trẻ em rất dễ hình thành các thói quen vô thức như cắn móng tay khi lo lắng, cắn bút trong lúc học hay nghịch răng khi nhàm chán. Phần lớn các em không nhận thức được mức độ nguy hiểm của những hành vi này đối với răng miệng.

Những thói quen tưởng như vô hại có thể khiến răng bị tổn thương nếu không được điều chỉnh kịp thời
Những thói quen tưởng như vô hại có thể khiến răng bị tổn thương nếu không được điều chỉnh kịp thời

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Hùng - Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn Hệ thống Nha khoa Medlatec MedDental chia sẻ: "Chúng tôi từng tiếp nhận một học sinh lớp 7 bị mẻ răng cửa vì dùng răng mở nắp chai nước. Trong khi đó, một số em khác có thói quen cắn móng tay hoặc nhai đầu bút dẫn đến răng bị mòn, xô lệch hoặc lỏng chân răng”.

Thói quen sử dụng răng như "công cụ" không chỉ làm tổn thương bề mặt răng mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và khớp cắn. Dùng răng cửa để cắn vật cứng nhiều lần sẽ khiến lực tác động phân bố sai, dẫn tới răng bị lệch trục, thậm chí gây sai khớp cắn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn gây khó khăn trong phát âm, giao tiếp.

Bác sĩ của MedDental tư vấn cho học sinh về thói quen chăm sóc răng miệng
Bác sĩ của MedDental tư vấn cho học sinh về thói quen chăm sóc răng miệng

Không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, những tổn thương răng miệng dạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như viêm tủy, sâu răng lan rộng, răng chết tủy, hoặc rối loạn khớp thái dương hàm.

Theo khảo sát thực tế của MedDental trong 100 học sinh độ tuổi THCS, có tới 68% có ít nhất một thói quen xấu ảnh hưởng tới răng miệng như cắn móng tay, nhai bút, dùng răng cắn bao bì. 

Phát hiện sớm, giữ cho răng chắc khỏe

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Thu Hà - Thành viên Hội đồng Chuyên môn Hệ thống Nha khoa Medlatec - MedDental, với các vấn đề răng miệng ở trẻ em, độ tuổi từ cấp Tiểu học và THCS là giai đoạn vàng để cha mẹ can thiệp và điều chỉnh hành vi gây hại cho răng. Bên cạnh là việc đưa trẻ đến nha sĩ định kỳ, không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng mà còn là dịp để bác sĩ hướng dẫn cụ thể về vệ sinh răng miệng và tư thế đúng khi học tập.

Phụ huynh nên đưa con đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ
Phụ huynh nên đưa con đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ

Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ. Không chỉ nhắc nhở con về các thói quen xấu, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi khám răng ít nhất 6 tháng/lần để bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng cho con.

Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, việc lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn trong việc theo dõi và chăm sóc răng miệng cho con.

Một hàm răng khỏe đẹp không chỉ mang lại nụ cười tự tin mà còn là nền tảng để trẻ hình thành lối sống lành mạnh ngay từ nhỏ. Các chuyên gia của MedDental đưa ra lời khuyên, sự quan tâm đúng lúc của cha mẹ cùng với sự hướng dẫn tận tâm từ các chuyên gia về nha khoa sẽ giúp hành trình chăm sóc răng miệng học đường trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Chiều 5/2, Bộ Y tế đã có thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới. Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời.

Các loại thảo dược giúp phục hồi sức khỏe sau Tết

Sau dịp Tết, việc ăn uống nhiều dầu mỡ có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe. Một số loại thảo dược như atisô, diệp hạ châu, nhân trần cùng các loại trái cây như đu đủ có thể giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

4 nguyên tắc "vàng" giúp bạn phòng viêm phổi mùa lạnh

Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển ở đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, trẻ nhỏ, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Khi kháng sinh bị vô hiệu hóa

Sự ra đời của thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn của y học. Kháng sinh giúp chúng ta chống lại vi khuẩn, làm chúng không thể tiếp tục gây bệnh.